Bến Tre đẩy mạnh phát triển các loại hình hợp tác xã
Theo đó, số lượng thành viên lao động tăng 5%/năm, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm tăng từ 5 đến 10%; tỷ lệ HTX từ loại khá, tốt đạt hơn 80%; phần lớn mô hình kinh tế hợp tác ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt loại khá trở lên.
Ðể đạt mục tiêu đề ra, tỉnh tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; phát huy vai trò, trách nhiệm của Liên minh HTX, MTTQ và các đoàn thể. Cùng với đó, đổi mới về mô hình tổ chức, quản lý của các HTX và phát triển HTX kiểu mới nhằm khắc phục tình trạng yếu kém hiện nay. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX được tỉnh cụ thể hóa bằng việc xây dựng, thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, ưu tiên phát triển HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Thời gian qua, tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho 3.353 lượt cán bộ quản lý nhà nước và quản lý HTX với tổng kinh phí gần ba tỷ đồng. Ðồng thời, tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện để các HTX tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; hỗ trợ thành lập mới cho 69 HTX, với tổng kinh phí hơn 617 triệu đồng.
Tỉnh Bến Tre hiện có 136 HTX, phát triển đa dạng về loại hình nông nghiệp, phi nông nghiệp, tín dụng. Hoạt động của các HTX dần đi vào ổn định về tổ chức, vốn điều lệ tăng, mối quan hệ giữa thành viên với HTX ngày càng gắn bó giữa trách nhiệm và quyền lợi.
* Tỉnh Ðác Nông vừa phê duyệt quyết định về kế hoạch trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán đợt ba năm 2019 với diện tích 72,9 ha. Như vậy, tổng số diện tích các loại rừng tập trung, rừng thay thế và cây phân tán trên địa bàn đã và sẽ triển khai trồng trong năm nay là 1.536 ha (gồm các loại cây dầu, keo lai và keo bát độ). Trước đó, tỉnh đã giao các huyện và 16 đơn vị chủ rừng trồng 219 ha rừng phòng hộ và hơn 1.240 ha rừng sản xuất.
Hiện nay, tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị lập hồ sơ, thiết kế trồng rừng, dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm bảo đảm việc trồng rừng đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Kinh phí trồng rừng từ nguồn chi của các chủ dự án chuyển đổi rừng, vốn dịch vụ môi trường rừng, vốn đơn vị tự cân đối và vốn do các hộ gia đình, cá nhân tự trang trải. Tỉnh yêu cầu quỹ đất trồng rừng phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định; nghiêm cấm hành vi chặt phá rừng tự nhiên và khai thác rừng trồng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Cơ quan quản lý nhà nước và cả hệ thống chính trị vào cuộc hỗ trợ các đơn vị được giao trồng rừng giải quyết dứt điểm diện tích đất bị lấn chiếm; tuyên truyền để người dân tích cực tham gia trồng rừng và tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành kế hoạch trồng rừng.
Theo Nhân dân
Tin liên quan
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An thực sự phải là nòng cốt để phát triển kinh tế tập thể
- Nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho các hợp tác xã
- VCA hỗ trợ HTX Muối Tuyết Diêm giữ nghề truyền thống, phát triển bền vững theo chuỗi giá trị
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với HTX Tân Bình, Đồng Tháp
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với Hội quán tại Đồng Tháp
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp về tình hình KTHT, HTX
- Kinh tế hợp tác Hải Phòng: Một năm nhìn lại!
- Cụm Tây Bắc tổng kết tình hình KTHT, HTX và hoạt động Liên minh HTX 7 tỉnh
- Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thôn An Lợi ở Quảng Trị
- Ninh Bình: Các cấp ngành vào cuộc phát triển HTX