Bình Thuận: Khi nông nghiệp “dìu” công nghiệp nhộn nhịp
Đa dạng hóa nền nông nghiệp
Trong tình hình khó khăn chung và nhất là thời tiết ở miền núi Tánh Linh bị ảnh hưởng nặng do thiên tai, mưa lũ nhiều tháng liền gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, kinh doanh. Tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Tánh Linh đã vận dụng tốt các cơ hội có được phát triển kinh tế theo định hướng đề ra. Với huyện nông nghiệp nên nhiều năm liền Tánh Linh luôn chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Năm 2023, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện được 35.623 ha, đạt 108,6% kế hoạch năm, tăng 4,3% so với năm 2022. Trong đó, diện tích cây lương thực 30.961 ha, đạt 108,8% so với kế hoạch năm 2023 và 108,4% so với kế hoạch năm 2022. Tổng sản lượng lương thực đạt 182.200 tấn, đạt 100% kế hoạch năm. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định số 98 của Chính phủ và Nghị quyết số 86 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong năm 2023 tiếp tục phân bổ, giải ngân kinh phí hỗ trợ đối với liên kết cung ứng vật tư - dịch vụ đầu vào - chế biến gắn với tiêu thụ gạo - nếp của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình để thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ với diện tích 120 ha/2 vụ (mỗi vụ 60 ha) cho 34 hộ xã viên, sản lượng ước tính đạt 900 tấn. Dự án của Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Đại Nhật Phát liên kết với hai hợp tác xã (HTX Dịch vụ nông nghiệp Gia An và HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Phú) sản xuất 100 ha, mỗi 1 HTX 50 ha. Tiếp tục thẩm định 3 dự án cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm lúa giống và lúa gạo thương phẩm.
Bên cạnh những giống lúa đang được gieo trồng ổn định, huyện đã triển khai mô hình khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng của Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long như OM22, OM46, OM34…trong vụ mùa năm 2023 tại HTX DVNN xã Bắc Ruộng, quy mô 1 ha. Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình SRI trong canh tác, liên kết theo chuỗi sản phẩm lúa gạo gắn với “Logo Gạo Tánh Linh” để tiêu thụ sản phẩm trong vụ mùa năm 2023, quy mô 15 ha tại các xã Đức Phú, Bắc Ruộng, Gia An. Tổng đàn gia súc trên toàn huyện 34.100 con, đạt 103% so với kế hoạch, tăng 1.100 con so với năm 2022, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh. Diện tích nuôi thủy sản (ao, hồ) khoảng 77 ha sản lượng ước đạt 230 tấn, nuôi lồng bè sản lượng ước đạt 65 tấn, khai thác mặt nước ao, hồ sông suối tự nhiên và mặt nước hồ Biển Lạc 240 tấn.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện đối với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới ước đạt 189 tiêu chí, bình quân đạt 15,75 tiêu chí/xã (tăng 51 tiêu chí so với cuối năm 2022), đạt 99% kế hoạch năm. Trong năm, có 6 sản phẩm/2 chủ thể được công nhận OCOP 3 sao cấp huyện. Lũy kế đến nay có 10 sản phẩm/5 chủ thể đạt OCOP 3 sao.
Đẩy mạnh công nghiệp…
Nhiều năm nay, Tánh Linh không ngừng nỗ lực kêu gọi doanh nghiệp trong nước đến đầu tư vào mảng công nghiệp nhằm từng bước công nghiệp hóa theo chủ trương phát triển kinh tế 3 trụ cột của tỉnh. Diện tích đất để phát triển công nghiệp ở Tánh Linh vẫn còn khá nhiều, nhất là khu vực từ Lạc Tánh đến Gia Huynh, Suối Kiết khá thuận lợi khi có tuyến quốc lộ 55, đường ĐT720 nối với cao tốc và quốc lộ 1. Nhiều nhà đầu đầu tư đến Tánh Linh cũng rất muốn được rót vốn đầu tư xây dựng cụm công nghiệp liền kề với các khu công nghiệp lớn ở Hàm Tân để thuận tiện phát triển theo chuỗi. Tuy nhiên vấn đề đất ở khu vực này mặc dù đã được người dân, doanh nghiệp trồng cây cao su, điều, keo lá tràm lâu năm nhưng nguồn gốc đất vẫn còn là đất lâm nghiệp nên việc chuyển mục đích cần phải đưa vào quy hoạch. Vì vậy, tỉnh cần tháo gỡ “điểm nghẽn” này để Tánh Linh có cơ hội tăng tốc phát triển kinh tế.
Năm 2023, các cơ sở sản xuất CN-TTCN hoạt động ổn định, các ngành chủ yếu như sản xuất gạch hoffman, cơ khí sửa chữa, xay xát lương thực, sơ chế nhân hạt điều, đá xây dựng các loại. Hiện trên địa bàn Tánh Linh có 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,13 ha, trong đó tổng diện tích quỹ đất dành cho công nghiệp là 39,41 ha. Huyện đã đề nghị tỉnh điều chỉnh di dời cụm công nghiệp gạch ngói Gia An tại thôn 1, xã Gia An, diện tích 32,53 ha về tại thôn 8, xã Gia An. Cụm công nghiệp Lạc Tánh (khu Bàu Da) diện tích 19 ha do Công ty TNHH MTV cao su Linh Kiệt đầu tư hạ tầng đang hoàn thiện. Cụm công nghiệp Nghị Đức có diện tích 10 ha do Công ty TNHH Đức Mạnh làm chủ đầu tư. Hiện có Công ty TNHH BL LEATHERBANK hợp đồng xây dựng nhà máy giày da, túi xách, Công ty TNHH BL LEATHERBANK đã hoàn thiện hợp đồng thuê đất để đầu tư xây dựng dự án với diện tích khoảng 5 ha và công ty đã nộp hồ sơ xin phép xây dựng theo quy định... Cụm công nghiệp chế biến cao su Gia Huynh diện tích 23,6 ha do Công ty TNHH MTV cao su Bình Thuận làm chủ đầu tư, tuy nhiên vướng giải phóng mặt bằng, đo đó công ty đề nghị chuyển vị trí về thôn 2, xã Gia Huynh trên diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho công ty để lập thủ tục hồ sơ xin chủ trương đầu tư theo quy định.
Bên cạnh đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, Tánh Linh còn chú trọng đến phát triển giáo dục, y tế, làm tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao…
Tin liên quan
- Thái Nguyên: Gà đồi Phú Bình vào vụ Tết
- Đẩy mạnh liên kết chăn nuôi an toàn, kiểm soát dịch bệnh
- Nông dân bán hàng vào siêu thị được miễn chiết khấu, bao tiêu sản phẩm
- Phát triển chuỗi rau, khắc phục cảnh `sáng tươi, chiều héo`: Kiến nghị từ thực tế
- Công nghiệp chế biến phát triển sẽ quyết định giá thành sản phẩm
- 314 tỷ USD bất ngờ "bốc hơi" khỏi thị TTCK Nhật Bản
- 7 lý do để Vincom Village là KĐT bậc nhất Châu Á
- Giảm phát trở lại trong tháng 5
- Giá vàng lại nới rộng chênh lệch mua - bán
- Hà Nội: Cận Trung thu, nhiều quầy bánh vẫn ế ẩm