Chủ tịch Hạ viện Mỹ muốn Tổng thống nhượng bộ về vấn đề trần nợ
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden nhất trí với những nhượng bộ và cắt giảm chi tiêu, khi đây vẫn là hai vấn đề bế tắc trong việc nâng mức trần nợ 31.400 tỷ USD.
-
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy phát biểu sau cuộc gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 1/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên của ông McCarthy được đưa ra vào ngày 6/2, trước khi ông Biden có bài phát biểu Thông điệp Liên bang tại phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 7/2.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống sẽ thảo luận về việc cắt giảm chi tiêu liên bang với các nghị sỹ đảng Cộng hòa, nhưng chỉ khi trần nợ được nâng lên, trong khi ông McCarthy nói rằng các nghị sỹ đảng Cộng hòa sẽ chỉ nâng trần nợ nếu ông Biden đồng ý cắt giảm chi tiêu.
Theo ông McCarthy, hai bên cần tìm được tiếng nói chung trong việc nâng trần nợ một cách có trách nhiệm. Việc tìm kiếm sự nhượng bộ chính là định hình cách thức quản lý đất nước như đề xuất và là những gì mà người Mỹ đã ủng hộ chỉ ba tháng trước. Vỡ nợ không phải là sự lựa chọn, cũng như việc tăng thuế, tăng lãi suất hay sự tê liệt của nền kinh tế.
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện muốn sử dụng trần nợ, bao gồm các chương trình chi tiêu và cắt giảm thuế mà Quốc hội đã thông qua, để thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu, hai năm sau khi đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện.
Theo Cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Biden là ông Brian Deese, trong ngày 7/2, ông Biden được cho là sẽ khẳng định nâng trần nợ không phải là vấn đề có thể thương lượng và các nghị sỹ không sử dụng vấn đề này để gây sức ép.
Mặc dù có những bế tắc, sau cuộc gặp Tổng thống trong tuần trước, ông McCarthy bày tỏ tin tưởng hai bên có thể tìm được tiếng nói chung.
Tin liên quan
- BCĐ điều hành giá đặt mục tiêu kiểm soát CPI từ 3,3-3,9%
- Phó Chủ tịch Triều Tiên ấn tượng với nữ lãnh đạo hợp tác xã
- Thế giới nỗ lực cao độ để đánh bại virus Covid-19
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19
- Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 9/3: 109.838 ca nhiễm bệnh, 3.805 người chết
- Cập nhật 7h ngày 11/3: Số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu tăng nhanh, Italy vượt 10.000, Tổng thống Mỹ 'không có lý do' để xét nghiệm
- Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine kháng virus corona
- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch bệnh COVID-19 đang tăng tốc
- Báo Anh đánh giá cao mô hình chống Covid-19 của Việt Nam
- Báo Đức viết về chiến lược chống COVID-19 hiệu quả của Việt Nam