Đánh giá về tác động và thụ hưởng chính sách trung ương và tỉnh Yên Bái
Đánh giá về tác động và thụ hưởng chính sách trung ương và tỉnh Yên Bái trong 20 năm thực hiện Nghị Quyết Trung ương 5 khoá IX.
Những chính sách phát triển Kinh tế tập thể, Hợp tác xã của Trung ương và của tỉnh Yên Bái đã tháo gỡ một số rào cản, tạo môi trường hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho sự phát triển KTTT, nòng cốt là các HTX.
Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế tập thể, HTX của Trung ương và của tỉnh Yên Bái từ năm 2003 -2020 trên địa bàn tỉnh đã tạo động lực thúc đẩy Kinh tế tập thể, HTX phát triển, thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho HTX, THT, doanh nghiệp thành viên, Kinh tế hộ, Kinh tế trang trại, Kinh tế tư nhân, người lao động nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm... Từ đó nhiều mô hình HTX điển hình với cách làm mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị hiệu quả, nâng cao thu nhập và đời sống của thành viên và nhân dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2003 khi bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 13; Luật HTX 2003, toàn tỉnh Yên Bái có có 210 Hợp tác xã, với 32.926 thành viên; đến hết năm 2020, tổng số HTX toàn tỉnh là 502 HTX gấp gần 3 lần so với năm 2003 (210 HTX); gần 6.000 THT với trên 35.000 thành viên; Tổng vốn hoạt động của các HTX đạt 3.500 tỷ đồng, gấp 36 lần so với năm 2003 (năm 2003 là 98,2 tỷ đồng), thời điểm hiện tại (tháng 10/2021) toàn tỉnh có 575 HTX.
Giai đoạn 2003-2012, Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX kiểu cũ dưới một số hình thức, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn đã đáp ứng một phần nhu cầu của thành viên, người lao động và có đóng góp nhất định vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, Kinh tế tập thể giai đoạn này còn có hạn chế, yếu kém, số HTX làm ăn hiệu quả còn ít, lợi ích đem lại cho thành viên chưa nhiều
Giai đoạn 2013-2020, đây là giai đoạn triển khai thực hiện Luật HTX 2012, các HTX thành lập mới theo Luật HTX năm 2012 đã thể hiện rõ bản chất HTX kiểu mới, tối đa hóa lợi ích của thành viên, đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho chính mình, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX. Các HTX thành lập đều được phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật.
Hạn chế, khó khăn, vướng mắcMột số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực Kinh tế tập thể, HTX triển khai còn chưa kịp thời và đồng bộ. Việc tháo gỡ khó khăn về vốn, hỗ trợ vốn, đất xây dựng trụ sở và cơ sở sản xuất của HTX còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa được giải quyết kịp thời.
Việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hàng hóa chưa thực sự bền vững, mức độ rủi ro còn cao, sản xuất chưa theo định hướng quy hoạch, cơ chế quản lý và chính sách đầu tư chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho Kinh tế tập thể, HTX còn dàn trải, chưa tập trung, thiếu nguồn lực thực hiện, nguồn Ngân sách hỗ trợ cho phát triển Kinh tế tập thể chưa được bố trí riêng, mà chỉ được lồng ghép trong các nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quóc gia, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt các chính sách của Trung ương, của tỉnh ở cơ sở chưa thường xuyên, liên tục nên một bộ phận tổ chức và người dân chưa nắm và biết được các cơ chế, chính ưu đãi, hỗ trợ mà mình được thụ hưởng.
Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý HTX tuy đã được nâng lên, nhưng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gặp không ít khó khăn, không tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước.
Bài học kinh nghiệmMột là, Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng để thúc đẩy Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã ngày càng phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Có thể khẳng định, nơi nào cấp uỷ, chính quyền địa phương có nhận thức đầy đủ, quan tâm chỉ đạo sâu sát thì nơi đó phong trào Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã được củng cố và phát triển mạnh và ngược lại.
Hai là, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đối với Kinh tế tập thể, Hợp tác xã phù hợp thì Kinh tế tập thể, Hợp tác xã mới phát triển mạnh và vững chắc. Phải có được một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, hệ thống chính sách thông thoáng, môi trường pháp lý thuận lợi khuyến khích và thúc đẩy Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã phát triển.
Ba là, Bản thân HTX, THT phải vươn lên từ nội lực của chính mình, phải không ngừng đổi mới, phát huy tốt sức mạnh của mỗi thành viên với sức mạnh của tập thể để vượt qua những khó khăn, thách thức của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình hoạt động và phát triển, một mặt HTX phải không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, tài chính của mình để có đủ điều kiện hỗ trợ kinh tế hộ, xã viên phát triển. Mặt khác các cơ quan nhà nước phải làm tốt công tác hỗ trợ, tư vấn thiết thực cho các HTX phát triển sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.
ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NHỮNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ ĐẾN NĂM 2045.
Quan điểmKhẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định rõ phát triển Kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Phát triền KTTT, hợp tác xã phải dựa trên nội lực của tổ chức là chính, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình KTTT, hợp tác xã.
Phát triển Kinh tế tập thể phù hợp với quy luật khách quan, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển Kinh tế tập thể, HTX và pháp luật có liên quan (đất đai, thuế, tín dụng...), kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để Kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững.
Đề xuất hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách
Đối với Đảng: Đề xuất ban hành Nghị quyết mới của Đảng về lãnh đạo phát triển Kinh tế tập thể trong tình hình mới, thay thế Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/03/2002, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Kinh tế tập thể.
- Đối với Nhà nước
2.1. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tiễn. Đồng bộ hóa các văn bản Luật liên quan đến phát triển Kinh tế tập thể như Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật các tổ chứcTín dụng...
2.2. Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về Tổ hợp tác, bổ sung các chính sách ưu đãi thích hợp đối với Tổ hợp tác. Đề xuất bổ sung quy định đối với Tổ hợp tác là đối tượng điều chỉnh của Luật HTX 2012 sửa đổi, trên cơ sở kế thừa Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính Phủ về Tổ hợp tác.
2.3. Ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2012.
2.4. Đề nghị bổ sung chính sách về xử lý nợ Thuế đối với các HTX nợ Thuế hiện đã ngừng hoạt động trong thời gian dài chưa thực hiện giải thể được theo quy định của Luật HTX năm 2012.
2.5. Bố trí nguồn kinh phí giành riêng cho hỗ trợ phát triển Kinh tế tập thể, HTX và có cơ chế phù hợp để hỗ trợ các Hợp tác xã đủ năng lực, điều kiện được tham gia thực hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia và đầu tư công.
Tin liên quan
- Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã
- Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả
- Lạng Sơn: Phát triển kinh tế tập thể, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động
- Hà Nội triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế tập thể
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả của phát triển kinh tế tập thể trong tình hình mới
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể
- Cần phát triển đa dạng loại hình Hợp tác xã
- Phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Khi hợp tác xã nhập cuộc
- Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- Chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết trong lĩnh vực phi nông nghiệp