Hà Nội: Không để hợp tác xã bị bỏ lại phía sau
Thời gian qua, công tác hỗ trợ thành lập các HTX, nhất là các HTX ứng dụng công nghệ cao được Liên minh HTX TP Hà Nội hết sức chú trọng. Nhiều HTX cũng đã được hỗ trợ vốn vay kịp thời, qua đó có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Xã viên thu hoạch cà chua tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Xuân (huyện Sóc Sơn)
Được sự hỗ trợ của Liên minh HTX TP Hà Nội, đầu năm 2019, HTX nấm Nam Anh (xã Thái Hòa, huyện Ba Vì) đã chính thức đi vào hoạt động. Sau gần 6 tháng, sản xuất của HTX dần đi vào ổn định. Các sản phẩm nấm của HTX đã bước đầu cho thu hoạch, giúp mang lại thu nhập cho nhiều thành viên.
HTX nấm Nam Anh là một trong tổng số 42 HTX được thành lập mới trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2019 đến nay. Đáng chú ý, trong số những thành viên mới, có không ít HTX đã và đang mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ngoài HTX nấm Nam Anh, có thể kể tới HTX nông nghiệp công nghệ Cao Việt (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn) hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và tiến tới sẽ trồng rau củ quả trong nhà màng, nhà lưới; hay HTX nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá (huyện Đông Anh) áp dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ, tưới tiết kiệm nước trong sản xuất rau màu…
Bên cạnh hỗ trợ các HTX thành lập mới, Liên minh HTX TP Hà Nội thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tiến hành cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh cho nhiều HTX trên địa bàn TP. Từ đầu năm 2019 đến nay, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX đã hỗ trợ vốn cho các HTX, thành viên HTX với số tiền là 40,4 tỷ đồng/108 dự án để phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, thuộc đa dạng các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Đánh giá bước đầu các mô hình đang phát triển tương đối tốt, nhiều tiềm năng nhân rộng.
Trong bối cảnh nông nghiệp hội nhập, cạnh tranh thị trường tiêu thụ ngày một gay gắt hơn, Phó Chủ tịch Liên minh HTX TP Hà Nội Nguyễn Trung Thành cho rằng, việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản, hàng hóa là yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, nếu các HTX không tự đổi mới theo hướng hiện đại, thì rất dễ… bị bỏ lại phía sau.
Cùng với nỗ lực tự thân của các HTX, thời gian tới, Liên minh sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác hỗ trợ vốn vay cho các đơn vị thành viên có đề án phát triển tốt từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm, trong đó, tập trung vào các mô hình ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, TP lân cận, hướng tới mở rộng thị trường cho hàng hóa, nông sản của các HTX.
HTX nấm Nam Anh là một trong tổng số 42 HTX được thành lập mới trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2019 đến nay. Đáng chú ý, trong số những thành viên mới, có không ít HTX đã và đang mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ngoài HTX nấm Nam Anh, có thể kể tới HTX nông nghiệp công nghệ Cao Việt (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn) hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và tiến tới sẽ trồng rau củ quả trong nhà màng, nhà lưới; hay HTX nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá (huyện Đông Anh) áp dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ, tưới tiết kiệm nước trong sản xuất rau màu…
Bên cạnh hỗ trợ các HTX thành lập mới, Liên minh HTX TP Hà Nội thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tiến hành cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh cho nhiều HTX trên địa bàn TP. Từ đầu năm 2019 đến nay, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX đã hỗ trợ vốn cho các HTX, thành viên HTX với số tiền là 40,4 tỷ đồng/108 dự án để phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, thuộc đa dạng các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Đánh giá bước đầu các mô hình đang phát triển tương đối tốt, nhiều tiềm năng nhân rộng.
Trong bối cảnh nông nghiệp hội nhập, cạnh tranh thị trường tiêu thụ ngày một gay gắt hơn, Phó Chủ tịch Liên minh HTX TP Hà Nội Nguyễn Trung Thành cho rằng, việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản, hàng hóa là yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, nếu các HTX không tự đổi mới theo hướng hiện đại, thì rất dễ… bị bỏ lại phía sau.
Cùng với nỗ lực tự thân của các HTX, thời gian tới, Liên minh sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác hỗ trợ vốn vay cho các đơn vị thành viên có đề án phát triển tốt từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm, trong đó, tập trung vào các mô hình ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, TP lân cận, hướng tới mở rộng thị trường cho hàng hóa, nông sản của các HTX.
Theo KTĐT
Tin liên quan
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An thực sự phải là nòng cốt để phát triển kinh tế tập thể
- Nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho các hợp tác xã
- VCA hỗ trợ HTX Muối Tuyết Diêm giữ nghề truyền thống, phát triển bền vững theo chuỗi giá trị
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với HTX Tân Bình, Đồng Tháp
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với Hội quán tại Đồng Tháp
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp về tình hình KTHT, HTX
- Kinh tế hợp tác Hải Phòng: Một năm nhìn lại!
- Cụm Tây Bắc tổng kết tình hình KTHT, HTX và hoạt động Liên minh HTX 7 tỉnh
- Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thôn An Lợi ở Quảng Trị
- Ninh Bình: Các cấp ngành vào cuộc phát triển HTX