HTX La Bằng xây dựng mô hình Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị giải quyết việc làm cho bà con dân tộc
Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên gần 40km, xã La Bằng, huyện Đại Từ là một trong những nơi trồng chè ngon đặc biệt của tỉnh Thái Nguyên. La Bằng có diện tích canh tác chè gần 240ha/18.000ha tổng diện tích trồng chè của cả tỉnh Thái Nguyên. Hàng năm, chè La Bằng đã đóng góp khoảng 2.000 tấn chè búp tươi cung ứng ra thị trường. Một trong những HTX tiêu biểu ở đây đó là HTX La Bằng.
Sản phẩm HTX La Bằng
HTX La Bằng được được thành lập năm 2006 và được tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012 vào năm 2016. Số lượng thành viên: 12 thành viên và 60 hộ với ngành nghề chủ yếu là sản xuất, kinh doanh chè đặc sản, ngoài ra còn tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản chè. Thành viên HTX chủ yếu là bà con đồng bào dân tộc. Sản lượng chè đạt 9,951 tấn/năm; doanh thu gần 1,8 tỷ/năm.
Bà Nguyễn Thị Hải - Giám đốc HTX La Bằng, Thái Nguyên
Chị Hải- Giám đốc HTX chia sẻ: "thành viên HTX của mình và các hộ liên kết phần lớn là người đồng bào dân tộc, để họ tin và làm theo là không dễ, mình vừa tuyên truyền, vận động và làm trước, để bà con thấy được hiệu quả, họ sẽ tự nguyện làm theo. Vận động tham gia là như thế, còn để bà con đồng bào sản xuất an toàn theo quy trình của HTX cũng là một quá trình.
HTX đã đạt chuẩn VietGap và năm 2018 HTX đang chuyển hướng theo hướng hữu cơ và mục tiêu 2022 sẽ đạt chuẩn hữu cơ. Hiện nay sản lượng chè tươi của HTX đạt 110 tạ chè búp tươi/ 1ha, sản lượng chè đạt 9,951 tấn/năm; doanh thu gần 1,8 tỷ/năm. Sản phẩm đã được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn từ trồng đến chế biến. Sau khi thu hoạch lá chè tươi, mình sẽ thu mua của các hộ để mình chế biến tập trung ở xưởng, một số hộ làm tốt kĩ thuật rồi thì mình chỉ giám sát quy trình người ta chăm sóc rồi sau đó cho các hộ người ta sao chế ở gia đình nhà họ”.
Quy trình chế biến chè của HTX La Bằng
Thời gian qua, HTX nhận được sự hỗ trợ Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, về chiến lược phát triển, tư vấn mẫu mã bao bì, thương hiệu, sử dụng tem truy xuất nguồn gốc,máy, thiết bị chế biến… để nâng cao giá trị sản phẩm.
Nhờ sự thay đổi trong sản xuất, thu nhập trung bình của người lao động đạt 250.000 -280.000 đồng/ 1 ngày công. Ngay từ những ngày đầu thành lập HTX La Bằng là một trong những nơi tiêu thụ chè lớn nhất vùng, giải quyết đầu ra cho bà con nơi đây.
Quy trình đóng gói chè của HTX La Bằng
Trung tâm Thông tin- Tuyên truyền
Tin liên quan
- HTX Môi trường xanh Đắk Nông: Hoạt động hiệu quả nâng cao đời sống cho thành viên và người lao động
- Ninh Thuận: Những hợp tác xã nông nghiệp đi đầu trong liên kết sản xuất có hiệu quả
- HTX NN An Nghiệp (Phú Yên) phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững
- HTX Rạch Gầm - đơn vị kinh tế tập thể điển hình của cả nước
- Mô hình HTX gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng: Giải pháp tăng cường đào tạo nghề - nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Mô hình HTX trong lĩnh vực giao thông vận tải sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW
- HTX Vật liệu xây dựng Tuổi trẻ: Chất lượng tạo dựng phát triển bền vững
- HTX Sinh Dược (Ninh Bình): Góp phần tạo việc làm, an sinh xã hội tại đại phương
- Ninh Thuận: HTX giúp thành viên nâng cao thu nhập từ sản xuất cánh đồng lớn măng tây xanh
- Trồng chè xóa nghèo ở xã vùng sâu Bản Liền