HTX nông nghiệp Chư A Thai (Gia Lai): Giúp đồng bào dân tộc thoát nghèo
HTX nông nghiệp Chư A Thai tại thôn GlungA- xã IaAke, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai; được thành lập HTX năm1985; đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 vào năm 2016.
HTX nông nghiệp Chư A Thai nằm ở phía Tây của huyện Phú Thiện, trên trục đường chính Quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai với tỉnh Phú Yên. Phú Thiện có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57%, chủ yếu là người dân tộc Jrai, Bahnar. Đây là vùng đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp dốc công trình thủy lợi Ayun Hạ cung cấp nước tưới cho cây lúa và các loại hoa màu trên địa bàn huyện.
Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của HTX kể từ khi chuyển đổi thực hiện theo luật HTX năm 2012 chủ yếu tập trung vào các dịch vụ nông nghiệp như: Dịch vụ nông nghiệp; xây dựng công trình công ích; vật tư nông nghiệp; cung ứng giống lúa; sản xuất gạo.
Thành viên HTX Nông nghiệp Chư A Thai thăm cánh đồng lúa
HTX cung cấp dịch vụ (tưới tiêu) là 210ha, diện tích cây chủ lực của HTX nông nghiệp- Chư A Thai đang cung ứng các dịch vụ nông nghiệp là cây lúa nước 2 vụ.
Sản phẩm chủ lực của HTX hiện nay là tập trung vận động bà con và hộ thành viên tiếp tục quy hoạch các vùng lúa chuyên canh thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn một giống” có chất lượng cao gắn liền với thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.
Từ khi Luật HTX năm 2012 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2012, HTX đã từng bước củng cố, lập phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ theo mô hình HTX kiểu mới, xác định rõ vai trò của mình là đơn vị tổ chức kinh tế tập thể đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, xây dựng phương án, hạch toán độc lập về tài chính. Từ đó hoạt động của HTX đã có nhiều thành tích trong công tác quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
HTX luôn chủ động tìm kiếm đối tác, thị trường cung cấp sản phẩm cho thành viên và người lao động. HTX đã liên kết với trạm giống Ayun Hạ, công ty giống Điền Nguyên Đăk Lăk, Công ty giống Thái Bình, hàng năm cung ứng cho bà con trên 60 tấn giống lúa năng xuất, chất lượng gạo thơm ngon; liên kết với Tổng công ty phân Sông Gianh chi nhánh Gia Lai; Phân rapid hữu cơ của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Quang Dũng; Công ty TNHH MTC Sinh học nông nghiệp Tây Nguyên, cung ứng gần 100 tấn phân và thuốc BVTV các loại cho hộ thành viên và hộ dân có đất sản xuất lúa nước 02 vụ, phục vụ theo mô hình liên kết cung ứng tập trung, cho nợ, không tính lãi cuối vụ thanh toán, đã giả chi phí đầu vào cho hộ dân, hộ thành viên (100.000.000đ/năm)
Ngoài ra HTX cũng đã từng bước hình thành việc sản xuất gắn liền với chuỗi giá trị đó là liên kết các hộ thành viên sản xuất các bộ giống lúa tốt chất lượng gạo ngon mang đậm hương vị “Gạo Phú Thiện”. HTX cung cấp giống, phân bón, kỹ thuật và thu mua cho hộ thành viên trên 200 tấn lúa để chế biến đưa ra thị trường nhằm quảng bá sản phẩm gạo chất lượng của huyện Phú Thiện.
HTX giải quyết việc làm thường xuyên cho 79 thành viên và hơn 30 lao động địa phương; từng bước dần ổn định đời sống cho bà con địa phương, năm 2018, tổng doanh thu của HTX là 1.167931.000 đồng; thu nhập bình quân người lao động là 3.573.090 đồng/người/tháng.
Anh Siu Thin là thành viên của HTX, gia đình anh có 4 người, nguồn sống chính dựa vào 2 ha ruộng trồng lúa nước. Bên cạnh việc cung ứng giống lúa chất lượng cao, gia đình anh còn được HTX tạo điều kiện mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không tính lãi để sản xuất và trả sau khi thu hoạch. Anh cho biết: Trước đây, gia đình phải đi vay mượn hoặc mua giống, phân bón nợ của đại lý với lãi suất cao. Vì vậy, lợi nhuận thu được sau vụ thu hoạch chẳng được bao nhiêu, thậm chí lỗ, nợ nần thêm. Từ khi vào HTX, tôi không còn phải lo vay tiền để mua giống, thuốc trừ sâu, phân bón như trước đây nữa. Đặc biệt, sản phẩm làm ra được HTX mua lại nên không lo bị thương lái ép giá. Đời sống gia đình từ đó cũng khấm khá hơn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Nghĩa- Giám đốc HTX cho biết, HTX luôn làm tốt công tác cầu nối giữa chính quyền và bà con, được thành viên và bà con đồng bào dân tộc đồng tình hưởng ứng, từng bước thay đổi cách nghĩ, nếp làm và áp dụng thực tiễn, nên các sản phẩm lúa làm ra có giá trị hàng hóa chất lượng cao được thị trường chấp nhận, các hoạt động của HTX đang từng bước ổn định và được đại bộ phận các hộ thành viên, bà con hưởng ứng.
HTX luôn chủ động tổ chức xây kế hoạch sản xuất – kinh doanh một cách thiết thực, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành để từng bước giải quyết những khó khăn; tạo việc làm thường xuyên cho thành viên và người lao động địa phương; mang lại thu nhập ổn định, từng bước cải thiện đời sống cho bà con; góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Trung tâm Thông tin- Tuyên truyền
Tin liên quan
- HTX Môi trường xanh Đắk Nông: Hoạt động hiệu quả nâng cao đời sống cho thành viên và người lao động
- Ninh Thuận: Những hợp tác xã nông nghiệp đi đầu trong liên kết sản xuất có hiệu quả
- HTX NN An Nghiệp (Phú Yên) phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững
- HTX Rạch Gầm - đơn vị kinh tế tập thể điển hình của cả nước
- Mô hình HTX gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng: Giải pháp tăng cường đào tạo nghề - nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Mô hình HTX trong lĩnh vực giao thông vận tải sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW
- HTX Vật liệu xây dựng Tuổi trẻ: Chất lượng tạo dựng phát triển bền vững
- HTX Sinh Dược (Ninh Bình): Góp phần tạo việc làm, an sinh xã hội tại đại phương
- Ninh Thuận: HTX giúp thành viên nâng cao thu nhập từ sản xuất cánh đồng lớn măng tây xanh
- Trồng chè xóa nghèo ở xã vùng sâu Bản Liền