Lạm phát cơ bản của Eurozone tăng cao kỷ lục
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) ngày 23/2 cho biết lạm phát cơ bản, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm và nhiên liệu có tính biến động, của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức kỷ lục 5,3%, trong tháng 1/2023 so với mức 5,2% trước đó.
Eurostat cũng nhấn mạnh rằng tốc độ lạm phát hiện nay đã vượt qua mức đỉnh, song áp lực giá cơ bản vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Ông Jack Allen-Reynold, chuyên gia kinh tế cấp cao của Eurozone cho rằng việc lạm phát cơ bản của Eurozone bất ngờ tăng lên mức kỷ lục trong tháng 1 sẽ củng cố nhận định của đa số các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vốn thúc đẩy tiếp tục tăng mạnh lãi suất.
Kể từ tháng 7 năm ngoái đến nay, ECB đã tăng lãi suất cơ bản thêm 300 điểm cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát.
Cùng ngày, lãi suất trái phiếu eurozone cũng tăng trở lại mức cao chưa từng có trong nhiều năm qua do lạm phát cơ bản cao kỷ lục thúc đẩy kỳ vọng về động thái tiếp tục tăng lãi suất.
Cụ thể, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức, khung tham chiếu chuẩn cho khu vực Eurozone, đã tăng 3 điểm cơ bản lên 2,545%, mức cao nhất kể từ tháng 8/2011. Lãi suất trái phiếu biến động trái chiều với giá cả trên thị trường.
Tin liên quan
- BCĐ điều hành giá đặt mục tiêu kiểm soát CPI từ 3,3-3,9%
- Phó Chủ tịch Triều Tiên ấn tượng với nữ lãnh đạo hợp tác xã
- Thế giới nỗ lực cao độ để đánh bại virus Covid-19
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19
- Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 9/3: 109.838 ca nhiễm bệnh, 3.805 người chết
- Cập nhật 7h ngày 11/3: Số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu tăng nhanh, Italy vượt 10.000, Tổng thống Mỹ 'không có lý do' để xét nghiệm
- Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine kháng virus corona
- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch bệnh COVID-19 đang tăng tốc
- Báo Anh đánh giá cao mô hình chống Covid-19 của Việt Nam
- Báo Đức viết về chiến lược chống COVID-19 hiệu quả của Việt Nam