Một số quy định về giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Trong một tổ chức có tư cách pháp nhân, việc hiểu về các chức danh cũng như nhiệm vụ quyền hạn của chúng trong tổ chức đó là rất quan trọng. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, một số quy định về giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như sau.
Căn cứ vào Luật Hợp tác xã 2012, xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Quyền hạn của giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
– Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;
– Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;
– Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;
– Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;
– Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;
– Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định trên còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị.
Điều kiện trở thành giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
– Giám đốc (tổng giám đốc) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ.
– Những người sau đây không được là giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
+ Đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu, các tội phạm về quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
Miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
– Giám đốc (tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
+ Tự nguyện xin từ chức;
+ Bị Tòa án tuyên án hình phạt tù hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Trường hợp khác theo quy định của điều lệ hoặc theo quy định trong hợp đồng lao động ký kết giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với giám đốc (tổng giám đốc).
– Giám đốc (tổng giám đốc) sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao
Theo lawkey.vn
Tin liên quan
- Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể
- Thông tư 24/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán HTX, Liên hiệp HTX
- Nghị định 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Nâng cao vị thế tổ hợp tác
- Ngân hàng Nhà nước ghi nhận kiến nghị của quỹ tín dụng nhân dân
- Nghị định mới về tổ hợp tác có hiệu lực kể từ ngày 25/11/2019
- Thống nhất miễn lệ phí môn bài đối với hợp tác xã nông nghiệp
- Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cần nộp những loại thuế gì?
- Mẫu Biên bản hủy hóa đơn không sử dụng hoặc in thừa
- Hà Nội hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh, hợp tác xã