Những điều cần biết khi thành lập hợp tác xã

Để giúp các HTX hiểu rõ hơn những vấn đề cần tiến hành khi thành lập HTX, VCA xin giới thiệu những điều cần biết khi thành lập HTX:

1. Cơ sở pháp lý: 

-Luật hợp tác xã 2012

-Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã

- Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của hợp tác xã

- Thông tư 39/2014/TT-BTC

2. Luật sư tư vấn:

-Thẩm quyền đăng ký Hợp tác xã

Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của hợp tác xã về cơ quan đăng ký hợp tác xã

 "Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện."

- Hồ sơ Thành lập hợp tác xã

Khoản 2 Điều 23 Luật Hợp tác xã 2012 quy định:

"2. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Điều lệ;

c) Phương án sản xuất, kinh doanh;

d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

đ) Nghị quyết hội nghị thành lập."

Một số vấn đề sau khi có Đăng ký kinh doanh của hợp tác xã

1. Công bố thông tin thành lập hợp tác xã 

Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp nên sau khi thành lập người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã phải công bố thông tin về hợp tác xã theo quy định và phải trả phí. Các nội dung cần công bố:

a) Ngành, nghề kinh doanh

b) Danh sách thành viên sáng lập

Việc công bố phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập với mức phí theo quy định hiện nay là 300.000 đồng.

2. Khắc con dấu và đăng ký con dấu

Hợp tác xã được quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về tên, mã số hợp tác xã.

Trước khi sử dụng, hợp tác xã có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hợp tác xã  chủ động xây dựng công tác quản lý, sử dụng con dấu và con dấu cũng như các tài liệu quan trọng, hồ sơ pháp nhân của hợp tác xã phải được lưu tại trụ sở chính của hợp tác xã.

3. Treo biển hợp tác xã 

Biển hiệu của hợp tác xã phải được treo tại trụ sở chính, các đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…) và phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về nội dung và hình thức của biển hiệu. Tên bằng tiếng Việt của hợp tác xã phải được viết to hơn tên bằng tiếng nước ngoài nếu có. Nếu hợp tác xã không treo biển hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

4. Kê khai và nộp thuế môn bài, đăng ký phương pháp tính thuế

 

Bậc

thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế Môn bài cả năm

– Bậc 1 Trên 10 tỷ

3.000.000

– Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

– Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

– Bậc 4 Dưới 2 tỷ

1.000.000

Sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, hợp tác xã liên hệ với cơ quan thuế để nộp tờ khai thuế môn bài và thực hiện việc nộp thuế qua tài khoản ngân hàng (được mở tại những ngân hàng có liên kết với cơ quan thuế). Đồng thời hợp tác xã được quyền tự chủ lựa chọn phương pháp tính thuế (khấu trừ hoặc trực tiếp) và phải làm thủ tục này với cơ quan thuế.

5. Mua hóa đơn

Theo điểm a khoản 1 điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định :

Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:

Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án)...

Căn cứ theo quy định của pháp luật, Hợp tác xã thuộc đối tượng không được đặt in hóa đơn mà phải tiến hành thủ tục mua hóa đơn của cơ quan Thuế.

 Hồ sơ thủ tục mua hóa đơn của Hợp tác xã tại cơ quan Thuế như thế nào?

  1. Văn bản cam kết ( Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền - ( 02 bản)

  2. Đơn đề nghị mua hóa đơn ( Mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) - (02 bản).

  3. Chứng minh thư nhân dân của người đứng tên trong đơn Trường hợp người đứng tên trong đơn ủy quyền cho nhân viên cấp dưới đi mua hóa đơn thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật và chứng minh thư nhân dân của người được ủy quyền.

  4. Bản chứng thực Giấy phép đăng ký kinh doanh.

Chú ý:

Khi đến mua hóa đơn, hợp tác xã mua hóa đơn do cơ quan Thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên 2 liên của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan Thuế nơi mua hóa đơn.

Hợp tác xã chuẩn bị Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu và bản mẫu hóa đơn trước khi phát hành hóa đơn 05 ngày làm việc. Cơ quan thuế sẽ xác nhận vào công văn trong trường hợp thông báo và hóa đơn đủ điều kiện phát hành, trường hợp thông báo không hợp lệ, cơ quan thuế có quyền yêu cầu hợp tác xã điều chỉnh thông báo trong 3 ngày làm việc.

Trên đây là các công việc cần thực hiện khi thành lập hợp tác xã, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thực hiện tất cả các thủ tục trên trong thời gian nhanh nhất, tận dụng được các cơ hội kinh doanh ngay sau khi hợp tác xã được thành lập, đảm bảo điều kiện sẵn sàng để hợp tác xã có thể ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn…

Theo luatminhkhue.vn


Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam

Giấy phép số: 175/GP-TTDT ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Cục Phát thanh truyền hình và TTĐT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ghi rõ nguồn: "vca.org.vn" khi phát hành thông tin từ trang này.

Copyright 2013 vca.org.vn - Technology Supported by ECPVietnam