Thực trạng tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với Kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2003-2020

Cao Bằng là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mạng lưới giao thông không thuận lợi, chủ yếu là đường cấp phối và đá dăm. Tỷ lệ đói nghèo năm 2002, toàn tỉnh có 23% hộ đói nghèo, trong đó tỷ lệ đói nghèo các xã thuộc Chương trình 135 là 33,01%. Thu nhập bình quân đầu người thấp (2,7 triệu đồng/năm). Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã ít, năng lực quản trị, kế toán, xây dựng báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế, hiệu quả hoạt động không cao, công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn nhiều lúng túng, bất cập.

Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, khu vực KTTT với nòng cốt là HTX của tỉnh Cao Bằng đã có sự chuyển biến tích cực về cả chất và lượng, thể hiện vai trò quan trọng khu vực này đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh nói chung và vùng miền núi, vùng sâu vùng xa nói riêng. Nghị quyết số 13-NQ/TW đã và đang tiếp tục triển khai sâu rộng tại các địa phương, với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân để thúc đẩy phong trào HTX phát triển. Đến hết năm 2020, cả tỉnh có 357 HTX; dự kiến hết năm 2021, cả tỉnh có 380 HTX, doanh thu của HTX và thu nhập của người lao động được cải thiện, tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên; đã góp phần đáng kể trong phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thiết lập mô hình kinh tế và quan hệ sản xuất mới ở nông thôn đi vào thực chất hơn.

Tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2003-2020

Tổ hợp tác

Các tổ hợp tác được hình thành, phát triển khá phổ biến ở hầu hết các vùng miền trong tỉnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; các tổ hợp tác hoạt động theo hình thức hỗ trợ, giúp đỡ nhau về vốn, nhân lực, phổ biến khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận và chia sẻ thông tin, thị trường, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, đời sống, tham gia xóa đói giảm nghèo và góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển các tổ hợp tác còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức thiếu chặt chẽ, tự giải thể khi không có nhu cầu hợp tác, phần đa các tổ hợp tác chưa đăng ký hoạt động theo quy định; chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ tổ hợp tác.

Hợp tác xã

Năm 2003, toàn tỉnh có 55 HTX, sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 377 HTX (265 HTX hoạt động, còn lại đang chờ và làm thủ tục giải thể), với 3.237 thành viên. Các HTX hoạt động trong các lĩnh vực như: Nông lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp (118 HTX chiếm 31%); Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (97 HTX chiếm 25,7%); Sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng (78 HTX chiếm 20,6%); Thương mại, dịch vụ (43 chiếm 11,4%); Giao thông vận tải (17 HTX chiếm 4,5%); Dịch vụ vệ sinh môi trường (24 chiếm 6,3%).

Xã viên, thành viên tham gia HTX chủ yếu là cá nhân, một số HTX sản xuất theo mùa vụ, việc đóng góp vốn, tài sản một số HTX còn mang tính hình thức để hợp lý hóa các điều kiện thành lập HTX là chính, mức góp vốn tài sản của thành viên trong các HTX nông nghiệp thấp.

Tổng vốn hoạt động của các HTX đến năm 2021 là 850 tỷ đồng, tăng gấp 25 lần so với năm 2003 (33,5 tỷ đồng); bình quân vốn 2,2 tỷ đồng/01 HTX.

Doanh thu bình quân 01 HTX/năm đạt hơn 1,5 tỷ đồng/HTX, tăng 900 triệu đồng so với năm 2001. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX đến năm 2021 là 4,5 triệu đồng/người/tháng, tăng gấp 9 lần so với năm 2003 (0,55 triệu đồng).

Các HTX hoạt động ngày càng tốt hơn, sản xuất, kinh doanh dịch vụ đi vào thực chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao. Trong những năm qua các Hợp tác xã liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp vào tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế nhất là kinh tế nông nghiệp - nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững để từ đó nâng cao nhận thức của xã hội và hệ thống chính trị đối với HTX kiểu mới.

Luật Hợp tác xã 2012 ra đời là điều kiện củng cố năng lực nội tại cho các hợp tác xã. Các HTX sau chuyển đổi 100% HTX tăng vốn Điều lệ do Luật HTX quy định tất cả các thành viên phải góp vốn điều lệ, được vốn góp về cơ sở vật chất.

Số lượng và chất lượng cán bộ quản lý HTX: Chất lượng cán bộ quản lý các HTX được cải thiện theo hướng nâng cao hơn theo từng năm, đến năm 2021 Số cán bộ quản lý qua đào tạo cao đẳng, đại học 92 người, chiếm tỷ lệ 9,2 %; số cán bộ quản lý qua đào tạo ở trình độ sơ, trung cấp là 169 người chiếm tỷ lệ 17 %, chủ yếu tại các HTX thành lập mới có lực lượng cán bộ quản lý trẻ, năng động. Hoạt động kế toán và các nghĩa vụ thuế của các HTX được quan tâm và thực hiện theo quy định. Về cơ bản hiện nay các HTX đều có hoạt động kế toán, hàng năm có báo cáo tài chính, các HTX cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng, nộp các loại thuế phí theo quy định của pháp luật.

Liên hiệp hợp tác xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đến nay có 01 Liên hiệp HTX là Liên hiệp Hợp tác xã Nông - Lâm nghiệp Cao Bằng được thành lập tháng 7/2021, bao gồm 9 hợp tác xã thành viên với số vốn điều lệ là 4.500 triệu đồng.

Kết quả thực hiện các chính sách

- Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Chính sách cán bộ và nguồn nhân lực được tỉnh quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn Liên minh HTX tỉnh tổ chức được 21 lớp tập huấn với 928 lượt người tham gia, với tổng kinh phí trên 426 triệu đồng (về tuyên truyền, học tập Luật HTX năm 2012, nghiệp vụ quản lý HTX, kế toán trong HTX, Ban Kiểm soát); Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực tiếp triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, thành viên HTX nông nghiệp với tổng kinh phí trên: 658.218.000 đồng, tổ chức được 09 lớp, trên 300 học viên tham gia. Thực hiện thí điểm hỗ trợ tri thức trẻ về làm việc có thời hạn tại HTX nông nghiệp giai đoạn 2018-2020 hỗ trợ cho 05 HTX nông nghiệp (HTX Ngân Hà, huyện Hòa An; HTX Vân An, huyện Thạch An; HTX Bảo Hưng, HTX Thắng Lợi, HTX Hùng Linh, huyện Hà Quảng). Tỉnh đã cấp kinh phí để chi trả tiền lương cho 05 cán bộ trẻ làm việc tại HTX (kế toán, kỹ thuật) với tổng số kinh phí hỗ trợ là 371,2 triệu đồng.

Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên tổ chức tập huấn được 05 lớp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ nữ là lãnh đạo các HTX, tuyên truyền Luật HTX năm 20124. UBND tỉnh phân bổ kinh phí tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý HTX, thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán, thành viên HTX kỹ năng trong công tác quản trị, lập phương án sản xuất kinh doanh; việc đa dạng hóa các sản phẩm, tìm kiếm phát triển thị trường, trao đổi kinh nghiệm nhằm đưa HTX phát triển bền vững, có sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, thành viên HTX từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 217,2 triệu đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Phát triển HTX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 60 cán bộ HTX trên địa bàn tỉnh về Luật HTX năm 2012.

- Về chính sách đất đai

Giai đoạn từ năm 2001 - 2021 Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tiếp nhận và giải quyết 99 hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Hợp tác xã để sản xuất kinh doanh với tổng diện tích trên 1.048,97 ha; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 02 đơn vị với tổng diện tích 1,13 ha.

- Về chính sách tài chính, tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định, đặc biệt là quy định về lãi suất cho vay, trần lãi suất cho vay ngắn hạn đổi với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tố chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (hiện nay đang áp dụng là 4,5%/năm đối với các khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định). Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đảm bảo thực hiện các chính sách an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng

Trong quá trình vay vốn, các HTX được hưởng chính sách ưu đãi từ ngành Ngân hàng như chính sách cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (Theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn), cho vay khách hàng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hồ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 63/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp và chính sách hồ trợ HTX vay vốn của từng ngân hàng.

Đến thời điểm 31/8/2021, không phát sinh nợ xấu đối với đổi tượng HTX. Chất lượng tín dụng được các ngân hàng kiểm soát tốt, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững và có hiệu quả. Các HTX vay vốn từ chính sách này đều phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, sử dụng đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, góp phần tích cực cho các HTX có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ

Tỉnh đã hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật: công nghệ mới cho 12 hợp tác xa với tổng vốn trên 3.779 triệu đồng từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương. Trong đó, có 05 HTX nông nghiệp được hỗ trợ kinh phí để mua máy móc thiết bị đổi mới công nghệ trong việc ép lọc Miến dong và sản xuất Cồn, với tổng kinh phí là 2.930 triệu đồng (nguồn sự nghiệp khoa học Trung ương hô trợ).

Tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 6355/KH-BNN- KTHT, ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2018, có HTX Nông nghiệp và chăn nuôi Bảo Hưng được hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn tái cợ cấu kinh tế nông nghiệp để mua 03 máy thực hiện dậy chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi hỗ trợ phát triển sản xuất với kinh phí là 89,4 triệu đồng.

- Về chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường

Hiện nay, tỉnh đã hỗ trợ xậy dựng được các thượng hiệu nông sản như: Hạt dẻ (Trùng Khánh, Cao Bằng); Miến dong (Nguyên Bình, Cao Bằng); Bò Mông (Hà Quảng, Cao Bằng); Quýt (Quang Hán, Trà Lĩnh, Cao Bằng); Lạp sườn Tâm Hòa (Thành phố Cao Bằng); sản xuất vật liệu xậy dựng. Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có sự tham gia của HTX, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các mô hình liên kết. Đối với các chính sách ưu đãi địa phượng về khuyến khích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản: Do địa hình chia cắt đất sản xuất phận tán, manh mún, nhỏ lẻ thuộc hộ gia đình quản lý; do đó, tỉnh không xậy dựng được quy hoạch cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thu ngận sách địa phượng hằng năm còn hạn hẹp, chưa có chính sách riêng để hỗ trợ, khuyến khích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

Các chương trình xúc tiến thượng mại Quốc gia được quan tâm thực hiện thông qua các cuộc tổ chức hội chợ, phiên chợ tại các huyện, thành phố, tham gia hội chợ ở các tỉnh bạn đã tạo cho doanh nghiệp, HTX có cơ hội giao lưu, tìm kiếm thị trường, quảng bá giới thiệu, kết nối tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩn hàng hóa. Tư 2003 đên nay đã hỗ trợ vê xúc tiến thương mai, mở rộng thị trường được 73 Hợp tác xã vơi số tiền là 851,5 triêu đông. Năm 2019, tỉnh đã tổ chức thành công Hội chợ hàng Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực trung du và miền núi phía Bắc - Cao Bằng với tổng kinh phí thực hiện là 1.088 triệu đồng.

- Về chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 và Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg, ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì một phần nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2017 - 2018, tỉnh đã bố trí kinh phí cho HTX thông qua Liên minh HTX tỉnh với số tiền 900 triệu đồng.

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1720/QĐ-UBND, ngày 31/10/2018 về thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh với số vốn điều lệ ngân sách cấp là 3 tỷ đồng; đã bố trí nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực với tổng số vốn 300 triệu đồng; chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới năm 2018, theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư UBND tỉnh giao 2017, thực hiện trong năm 2018 với kinh phí là: 200 triệu đồng. Hiện nay, đã phê duyệt kế hoạch để hỗ trợ máy móc thiết bị cho 02 HTX nông nghiệp tại huyện Hà Quảng.

- Các chính sách khác

+ Về chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội: HĐND tỉnh đa ban hành Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND, ngày 05/8/2016 va Nghi quyêt sô 20/2019/NQ-HĐND ngay 12/7/2019 (thay thế Nghi quyết 58/2016/NQ-HĐND) về chính sách đặc thù hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho các HTX tham gia các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong giai đoạn đã hỗ trợ cho Hợp tác xã Thắng Lợi, Hợp tác xã Bảo Hưng với tổng kinh phí trên 2,2 tỷ đồng.

+ về chính sách thành lập mới HTX, liên hiệp HTX: Từ năm 2013 đến nay, do ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn vì vậy, chưa bố trí kinh phí để hỗ trợ thành lập mới cho các HTX, Liên hiệp HTX.

+ Về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; chính sách ưu đãi lệ phí đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí: Các HTX thành lập và hoạt động đều được hưởng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

+ Hoạt động khuyến công

Hoạt động khuyến công chủ yếu tập chung vào các nội dung như đào tạo nghề, phát triển nghề, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, tổ chức cho các HTX tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh.

Tổ chức được 05 đợt bình chọn hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu với tổng kinh phí: 132 triệu đồng (Các năm 2014, 2015, 2018, 2019, 2020); đưa sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh tham dự sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp khu vực do Bộ Công Thương tổ chức.

Hoạt động khuyến công đã góp phần hỗ trợ các hợp tác xã tăng thêm năng lực sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiêp nông thôn tiêu biểu đã có tác động tích cực nâng cao sức cạnh tranh và gia tăng giá trị thương hiệu của một số sản phẩm trên địa bàn tỉnh, trong khu vực và địa bàn cả nước, tạo cho người tiêu dùng có lòng tin vào sản phẩm và tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của một số HTX.

Đàm Văn Độ
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cao Bằng


Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam

Giấy phép số: 239/GP-TTDT ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Cục Phát thanh truyền hình và TTĐT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ghi rõ nguồn: "vca.org.vn" khi phát hành thông tin từ trang này.

Copyright 2013 vca.org.vn - Technology Supported by ECPVietnam