Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dựng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi gá trị của hợp tác xã

Năm 2022, mặc dù ảnh hưởng không hề nhỏ từ dịch bệnh Covid-19 nhưng kinh tế tập thể (KTTT) vẫn khẳng định được tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế và xã hội.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua tuy ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 nhưng KTTT, hợp tác xã( HTX )từng bước phục hồi và phát triển, đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, số lượng HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác thành lập mới tăng, vượt chỉ tiêu đề ra, cụ thể: Thành lập mới 2.187 HTX; nâng tổng số HTX lên 29.021 HTX, tăng 9,35% so với năm 2021; thu hút 6,94 triệu thành viên là hộ gia đình, chủ yếu ở địa bàn nông thôn (tăng 22.466 thành viên so với năm 2021) và 2,58 triệu lao động (tăng 71.000 lao động so với năm 2021); tổng số vốn điều lệ đạt 54,15 nghìn tỷ đồng, bình quân 1,86 tỷ đồng/HTX; tổng giá trị tài sản đạt 187,75 nghìn tỷ đồng, bình quân 6,5 tỷ đồng/HTX, tăng 8,7% so với năm 2021; Thành lập mới 17 liên hiệp HTX; thu hút 750 thành viên (bình quân 6 HTX/ liên hiệp HTX), tạo việc làm cho 39.750 lao động; doanh thu bình quân của 01 liên hiệp HTX là 258 tỷ đồng/năm, lãi bình quân 8,9 tỷ đồng/năm… 

Nhìn lại có thể thấy rõ kinh tế của KTTT, HTX vừa qua phục hồi dần sau đại dịch Covid-19. Hầu hết hoạt động ổn định trở lại, phát triển và có doanh thu, lợi nhuận khá. Điều đó cho thấy mô hình KTTT phù hợp với nhu cầu tổ chức sản xuất của người dân, phục vụ sản xuất kinh doanh bền vững và thực hiện hiệu quả chương trình hành động phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo báo cáo của Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam ngày 2/11/2022 đã chỉ rõ nhiều mô hình HTX phục hồi nhờ mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất và quản trị truyền thống; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất; nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển mở rộng gắn với quy hoạch vùng sản xuất; nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ thành viên; đẩy mạnh liên kết giữa các thành viên và các HTX, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dựng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi gá trị

Mục tiêu trong năm 2023 được Liên minh Hợp Tác Xã Việt Nam xác định tiếp tục phát triển KTTT, HTX năng động, hiệu quả, bền vững, tăng về số lượng, quy mô, chất lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi giá trị, chú trọng phát triển sản phẩm, chế biến sâu, đạt tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; thu hút ngày càng nhiều hộ gia đình ở địa bàn nông thôn và thành thi tham gia HTX, tổ hợp tác; nâng cao thu nhập và đời sống của các thành viên; phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường.

Về các chỉ tiêu cụ thể, Liên minh HTX Việt Nam phấn đấu trong 2023 sẽ thành lập mới: ít nhất 3.000 tổ hợp tác; 2000 HTX, 15 liên hiệp HTX; 60% tổng số HTX hoạt động có hiệu quả; trên 70% tổng số cán bộ quản lý HTX được đào tạo theo các chương trình, tăng 10% so với năm 2022; tổng số thành viên của HTX tăng từ 5% trở lên so với năm 2022; thu nhập bình quân của người lao động trong HTX tăng 10% trở lên so với năm 2022.

Sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, địa phương

Thứ nhất, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền địa phương và phát triển KTTT theo nghị quyết số 20-NQ/TW.

Thứ hai, các HTX, liên hiệp HTX nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ lợi ích của thành; đào tạo nghề cho thành viên và người lao động gắn với các sản phẩm của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác; đổi mới phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và nâng cao sức cạnh tranh gắn với chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Thứ ba, xây dựng và phát triển các HTX, liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) quy mô lớn, ứng dụng conng nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, địa phương.

Thứ tư, tăng cường năng lực quản trị HTX; nâng cao trình độ năng lực quản lý, kinh tế, thương mại, công nghệ cho thành viên. Tổng kết mô hình HTX hoạt động hiệu quả để nhân rộng; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo vệ môi trường, tạo việc làm và nâng cao đời sống, thu nhập cho các thành viên.

Thứ năm, chính quyền địa phương khuyến khích, hỗ trợ các HTX, liên hiệp HTX chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu có uy tín trên thị trường.

Thứ sáu, đẩy mạnh tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia của HTX; khuyến khích liên kết kinh tế giữa HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực; tăng cường liên kết giữa HTX, liên hiệp HTX với các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp.

Thu Hằng


Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam

Giấy phép số: 175/GP-TTDT ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Cục Phát thanh truyền hình và TTĐT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ghi rõ nguồn: "vca.org.vn" khi phát hành thông tin từ trang này.

Copyright 2013 vca.org.vn - Technology Supported by ECPVietnam