Tình hình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ chung cho các tổ chức kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái
Tình hình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ chung cho tất cả các tổ chức kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái sau 20 năm thực hiện Nghị quyết
Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX.
Hàng năm, tỉnh Yên Bái đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo nghề cho hàng nghìn lượt cán bộ, thành viên HTX, Quỹ tín dụng nhân dân, cán bộ đại diện của Liên minh HTX tại 9 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, góp phần nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho cán bộ quản lý HTX, nâng cao tay nghề cho thành viên, người lao động trong các HTX. Cùng với kế hoạch đào tạo hàng năm, tỉnh đã chủ động vận động các chương trình, dự án trong và ngoài nước tìm kiếm các nguồn kinh phí khác để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho HTX. Giai đoạn này đã thực hiện hỗ trợ 3.450 triệu đồng, đạt 66,3% so với mục tiêu Đề án củng cố, phát triển HTX, THT giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 (Đề án), mục tiêu của Đề án là 5.200 triệu đồng.
Tỉnh Yên Bái đã triển khai, thực hiện việc hỗ trợ đưa cán bộ trẻ về làm việc tại HTX theo nội dung Đề án củng cố, phát triển HTX, THT giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 03/7/2017. Đến năm 2020, đã thực hiện hỗ trợ 1.263 triệu đồng đạt 39% so với nhiệm vụ Đề án (3.240 triệu đồng) và đã đưa 23 cán bộ trẻ về làm việc tại 23 Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh đã hỗ trợ xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; hỗ trợ xúc tiến thương mại thị trường trong nước cho các HTX; .
Hỗ trợ các HTX về phát triển thương mại điện tử: Miễn phí các thông tin đăng tải sản phẩm, hàng hóa của HTX,…
Tỉnh hỗ trợ tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm, quảng bá sản phẩm cho các HTX: Hỗ trợ chi phí bảo hộ nhãn hiệu độc quyền và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Đến năm 2020, đã thực hiện hỗ trợ 540 triệu đồng, đạt 100% so với nhiệm vụ Đề án.
Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
Giai đoạn này, Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 400 triệu đồng, đạt 100% so với nhiệm vụ Đề án, đồng thời tạo điều kiện cho các HTX được hưởng chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến công hỗ trợ các HTX về đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra tỉnh đã khuyến khích và hỗ trợ một số HTX xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa chủ lực của HTX; khuyến khích các đơn vị chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho các HTX; khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm sản, phát triển ngành nghề ở nông thôn.
Chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn và Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX
- Chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn:
Chính phủ đã có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho khu vực Kinh tế tập thể, đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tiền tệ, tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển KTTT, hướng dòng vốn tín dụng vào 05 lĩnh vực ưu tiên: Nông nghiệp; nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX tiếp cận nguồn vốn ngân hàng như Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015) về chính sách cho vay đối với HTX lên tới 01 tỷ đồng không phải thế chấp.
Các doanh nghiệp, HTX của tỉnh được Quỹ Bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định. Tỉnh đã ban hành Quyết định số 471/2011/QĐ-UBND ngày 07/4/2011 về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Yên Bái và giao cho Liên minh HTX tỉnh quản lý nhằm giúp các HTX tiếp cận được thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tỉnh đã kết nối cho các HTX tiếp cận với nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX Trung ương.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã hướng dẫn tạo điều kiện để các quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND) trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng quy định của pháp luật. Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Yên Bái đã tạo điều kiện cho nhiều HTX trên địa bàn tỉnh được vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đúng theo quy định.
- Chính sách hỗ trợ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX: Đã thực hiện hỗ trợ 2.000 triệu đồng, đạt 100% so với nhiệm vụ Đề án (2.000 triệu đồng).
+ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm: Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Liên minh HTX tỉnh đề xuất và được Liên minh HTX Việt Nam xem xét, hỗ trợ các đơn vị thành viên Liên minh HTX tỉnh vay vốn theo quy định.
+ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Yên Bái: Quỹ được thành lập năm 2011, vốn điều lệ khi thành lập Quỹ là 3 tỷ đồng do Ngân sách tỉnh cấp. Theo Đề án củng cố, phát triển HTX, THT giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 đã được tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 03/7/2017 thì vốn điều lệ của Quỹ phê duyệt đến năm 2020 là 5 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2020 có 26 đơn vị đang sử dụng vốn vay Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Yên Bái để mở rộng sản xuất kinh doanh với tổng số vốn quay vòng 6,74 tỷ đồng, hiện tại đang dư nợ 4,87 tỷ đồng.
+ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX - Liên minh HTX Việt Nam: Hết năm 2020, tỉnh Yên Bái có 03 HTX (HTX DVTH Kiến Thuận, HTX DV NLN tổng hợp Công Tâm, HTX Vạn Hoa) đang sử dụng vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX - Liên minh HTX Việt Nam với tổng số tiền vay là 10,108 tỷ đồng, dư nợ 7,884 tỷ đồng.
Tạo điều kiện cho các HTX tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Luật HTX năm 2012, trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đúng theo quy định của pháp luật.
Chính sách hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác; tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã.
Theo đó, chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, THT như sau: HTX thành lập mới được hỗ trợ không quá 15 triệu đồng, THT thành lập mới được hỗ trợ không quá 01 triệu đồng...; Việc thực hiện chính sách đã tạo động lực thúc đẩy khu vực Kinh tế tập thể, HTX của tỉnh phát triển; số lượng HTX, THT thành lập mới trên địa bàn tăng nhanh trong những năm qua. Đến hết năm 2020, đã thực hiện hỗ trợ 1.400 triệu đồng, đạt 100% so với nhiệm vụ Đề án.
Như vậy, giai đoạn 2013-2020, là giai đoạn triển khai thực hiện Luật HTX 2012 và Nghị định số 193, các HTX thành lập mới theo Luật HTX năm 2012 đã thể hiện rõ bản chất HTX kiểu mới, tối đa hóa lợi ích của thành viên, đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ cho chính ḿnh, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX. Các HTX thành lập đều được phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật.
Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp giai đoạn 2013-2020.
Tình hình phát triển HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2020.
Năm 2013, tỉnh Yên Bái có 331 HTX, trong đó HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 132 HTX chiếm 41% tổng số HTX toàn tỉnh. Đến hết năm 2020, tổng số HTX toàn tỉnh là 502 HTX, trong đó HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 302 HTX chiếm 61% tổng số HTX toàn tỉnh. Như vậy, sau 10 năm số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp tăng tỷ lệ 20% so với năm 2013 (tăng 170 Hợp tác xã).
Số lượng thành viên: 7.894 người; Số lao động làm việc thường xuyên: 4.920 người. Doanh thu bình quân của HTX: 750 triệu đồng/HTX; Lãi bình quân HTX: 150 triệu đồng/HTX. Thu nhập bình quân người lao động: 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Các chính sách của Trung ương hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp
Giai đoạn 2003 - 2020, nhiều chính sách của Trung ương đã được ban hành hỗ trợ tích cực cho HTX nông nghiệp hoạt động và phát triển tiêu biểu: Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả 2020; Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương tình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Kinh tế tập thể...
Có thể khẳng định, tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương đã và đang tổ chức thực hiện hiệu quả những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Trung ương và của tỉnh. Cùng với Yên Bái, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Trung ương đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần thực hiện được mục tiêu ổn định đời sống nhân dân, chuyển dịch nhanh kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cao; đảy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y và các dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn.
Các chính sách do địa phương ban hành hỗ trợ, ưu đãi cho HTX trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Từ năm 2013 đến nay, triển khai thực hiện Luật HTX 2012 và Nghị định 193 của Chính Phủ. Để hỗ trợ, ưu đãi cho các HTX lĩnh vực nông, lâm nghiệp hoạt động hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 15/12/2015 Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 (Nghị quyết số 15), Nghị quyết số 40/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh Yên Bái sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Nghị quyết số 15; Đề án củng cố, phát triển HTX, THT giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, nhiều chính sách hỗ trợ cho HTX được triển khai, thực hiện.
Từ năm 2019 - 2020, tỉnh Yên Bái đã được cấp kinh phí thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho các HTX, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho 23 dự án của 18 HTX với tổng kinh phí là 94.710 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2021, do chưa có nguồn kinh phí, nên tỉnh Yên Bái chưa triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ này.
b) Hỗ trợ giao đất, cho thuê đấtTỉnh đã quy hoạch khu vực sản xuất, tạo điều kiện để các HTX được thuê đất tại các khu cụm công nghiệp, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, giảm tiền thuê đất ở khung giá thấp nhất và được hưởng thời hạn ưu đãi về thuế đất ở mức tối đa đối với các HTX mới thành lập, có chính sách ưu đãi riêng đối với các HTX nông nghiệp, HTX trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,…
Đến nay đã có một số HTX được giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm trụ sở; một số HTX được giao đất trồng cây lâu năm và đất rừng chủ yếu để trồng chè, quế và các loại cây lấy gỗ thân nhỏ. Các HTX này tập trung chủ yếu ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên và Văn Chấn; một số HTX được giao đất nuôi trồng thuỷ sản khu vực vùng hồ Thác Bà. Thị xã Nghĩa Lộ đã bố trí 1.437 m2 đất cho các HTX có mặt bằng sản xuất kinh doanh; huyện Yên Bình đã giao 120 ha đất cho HTX Trường Vũ để nuôi trồng thuỷ sản,…
Phần lớn các HTX hiện nay đang thuê, mượn nhà, đất của các thành viên trong HTX để làm trụ sở, nhà kho, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh. Để phát triển sản xuất, hầu hết các HTX đều có nhu cầu được thuê, cấp đất ổn định, lâu dài để đầu tư xây dựng trụ sở, nhà xưởng, chuồng trại phục vụ sản xuất, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm…, song đến nay địa phương chưa bố trí được quỹ đất hoặc vị trí không thuận tiện cho sản xuất kinh doanh của HTX.
c) Chính sách ưu đãi về tín dụngCác HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều được hưởng ưu đãi về tín dụng đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến sản phẩmThực hiện Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020, hiện nay tỉnh Yên Bái đang triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến sản phẩm cho các HTX đúng theo quy định.
e) Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.Tỉnh đã ban hành Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị quyết 15). Ngày 31/12/2015, UBND tỉnh Yên Bái có Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND về ban hành Quy định Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020. Các đề án, chính sách hỗ trợ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như: Chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi; chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản; chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả; chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Phát triển chè vùng cao; chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Phát triển ngô đông trên đất lúa 2 vụ; chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Trồng sơn tra; chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Phát triển cây quế; chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án Phát triển măng tre Bát độ; chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và một số chính sách khác.
Với việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, các HTX, Tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình đã được hỗ trợ, ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, qua đó các HTX, Tổ hợp tác và người dân đã có chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tư duy về phát triển kinh tế, nhất là trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ... Có thể thấy, giai đoạn 2011 - 2015, bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái đầu tư 35 - 45 tỷ đồng để hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Đến nay, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 79,6% xuống còn 77,8%; ngành lâm nghiệp tăng từ 17,4% lên 18,2%; ngành thủy sản tăng từ 3,0% lên 4,0%; đời sống của đại bộ phận người dân trong tỉnh đã được nâng lên, góp phần quan trọng vào đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh
Một số chính sách khác như Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế khác; chính sách ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã; Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình HTX, Liên hiệp HTX kiểu mới sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương, ứng dụng công nghệ cao sản xuất hữu cơ; Chính sách hỗ trợ HTX kiểu mới; hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ HTX dịch vụ cộng đồng tại mỗi xã (Cấp điện, cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải, rác thải nông thôn); Chính sách hỗ trợ công tác tuyên truyền phát triển hợp tác xã; Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế ở vùng cao
Tin liên quan
- Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã
- Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả
- Lạng Sơn: Phát triển kinh tế tập thể, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động
- Hà Nội triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế tập thể
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả của phát triển kinh tế tập thể trong tình hình mới
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể
- Cần phát triển đa dạng loại hình Hợp tác xã
- Phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Khi hợp tác xã nhập cuộc
- Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- Chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết trong lĩnh vực phi nông nghiệp