Tây Ninh: Kinh tế tập thể, hợp tác xã có ý nghĩa chiến lược
Nhiều kết quả tích cực
3.517 lượt tham gia trả lời phiếu điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức, ghi nhận: Hầu hết cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh (95,1%) được tiếp cận, biết đến Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) "Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới" thông qua nhiều kênh thông tin, trong đó chủ yếu là các cơ quan báo chí, sinh hoạt đảng, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội và qua mạng xã hội là các kênh thông tin tạo được sự lan toả cao.
Vòng xoay Trung tâm TP Tây Ninh |
Phần đông người được khảo sát nhận thức rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa chiến lược, lâu dài của việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện trong nền kinh tế; nắm được các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra nhằm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.
Cuộc điều tra ghi nhận đa số ý kiến cho rằng các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động, trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; nhiều loại hình kinh tế tập thể, hợp tác xã được đánh giá có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng, chất lượng và quy mô tổ chức, nhất là loại hình các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã vận tải (hàng hoá, hành khách và du lịch); các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các hợp tác xã được phát huy hiệu quả…
Quỹ tín dụng nhân dân (mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực cho vay vốn) hoạt động khá hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh đa số ý kiến ghi nhận những kết quả tích cực, còn một số ý kiến cho rằng trong thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW cũng còn một số khó khăn, bất cập nhất định như: Việc ban hành chính sách và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã còn chậm, chưa đồng bộ; còn tình trạng các hợp tác xã thiếu vốn, thiếu nhân lực; đội ngũ cán bộ quản lý còn nặng tư duy hợp tác xã kiểu cũ, chưa năng động với thị trường; việc thực hiện còn thiếu quyết liệt, giao khoán cho cơ quan chuyên trách; nhiều loại hình hợp tác xã hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và mức bình quân chung của cả nước…
Quỹ tín dụng nhân dân (mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực cho vay vốn) hoạt động khá hiệu quả. |
Cũng theo cuộc điều tra dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã báo cáo, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã, cụ thể:
Đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Tăng cường chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể theo tinh thần Kế hoạch số 128-KH/TU, ngày 04/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện.
Chỉ đạo tăng cường, đa dạng hoá nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể; giới thiệu, nêu gương những mô hình hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, những cá nhân, tập thể điển hình, tiên tiến trong các lĩnh vực có liên quan.
Đoàn công tác Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể Trung ương thăm và làm việc tại Hợp tác xã Mãng cầu Thạnh Tân. |
Kiến nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh: Thường xuyên rà soát, bám sát, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra tại Kế hoạch số 128-KH/TU, ngày 04/01/2023 về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Chú trọng kiểm tra, sơ kết, đánh giá việc thực hiện; kịp thời phát hiện, giới thiệu các mô hình hay, hiệu quả, các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã để phổ biến, nhân rộng. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn; đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường (địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế); tăng cường khả năng thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ, tổ hợp tác.
Tăng cường hoạt động hỗ trợ các hợp tác xã trong đăng ký, xây dựng, quảng bá sản phẩm; bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của tỉnh; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu sản phẩm của hợp tác xã với các tỉnh, thành phố trong nước... hình thành chuỗi giá trị liên kết với các doanh nghiệp; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; quan tâm triển khai các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng điều hành hoạt động trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, lợi ích của loại hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, từ đó chủ động tham gia phù hợp điều kiện, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của bản thân.
Tin liên quan
- Hướng thoát nghèo từ trồng ớt theo chuỗi giá trị nông nghiệp
- Saigon Co.op sẽ mở thêm hơn 300 điểm bán
- Hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững
- Đẩy mạnh liên kết để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi
- Trái cây Việt vươn mình ra thế giới
- Phát triển NN: Doanh nghiệp đầu tàu phải dẫn dắt chuỗi liên kết
- Thủ tướng: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải xã hội thị trường“
- Thành phố Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp
- Thanh Hóa: Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ đặc biệt khó khăn
- Bền vững sản xuất lúa - tôm