Cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh thông quan trở lại
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, bắt đầu từ ngày 25/1, Cửa khẩu Quốc gia Chi Ma (huyện Lộc Bình) và Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) tỉnh Lạng Sơn bắt đầu thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trở lại.

Ngay khi thực hiện thông quan hàng hóa trở lại, lực lượng kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu đã thực hiện khử khuẩn phương tiện chở hàng hóa tại cửa khẩu; đồng thời, thông báo cho lực lượng chức năng Trung Quốc biết, từ đó thúc đẩy nhanh thông quan hàng hóa.
Cùng với đó, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các lực lượng chức năng tại hai Cửa khẩu Chi Ma và Tân Thanh tổ chức điều tiết xe chở hàng hóa thông quan hợp lý, không để ùn ứ tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.
Trong ngày đầu thông quan trở lại, số xe chở hàng hóa xuất khẩu thông quan tại Cửa khẩu Quốc gia Chi Ma là 40 xe và tại Cửa khẩu Tân Thanh là 3 xe chở nông sản.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, nguyên nhân khiến năng lực thông quan trong ngày đầu hoạt động thông quan trở lại còn thấp là do Trung Quốc siết chặt việc kiểm dịch nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác hàng hóa nông sản, hoa quả; đồng thời thực hiện kiểm hóa 100% đối với mặt hàng nông sản, hoa quả từ Việt Nam sang, do đó thời gian làm thủ tục kéo dài.
Tại Cửa khẩu Tân Thanh, lực lượng chức năng tiếp tục trao đổi, phối hợp với lực lượng chức năng của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu.
Tin liên quan
- Ngành nông nghiệp năm 2018: Thắng lợi toàn diện
- Mạnh tay rót tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao
- Không nghỉ tết, ngư dân Phú Yên liên tiếp trúng đậm cá ngừ
- Hơn 234 nghìn quả cam được dán tem truy xuất nguồn gốc cam Vinh
- Chôm chôm chính thức có "giấy thông hành" sang New Zealand
- Mạnh dạn làm nông sản an toàn
- Kinh doanh nông nghiệp: Trông người để ngẫm về ta!
- Trung Quốc tăng mua lợn mỡ
- Dừa trái Bình Định `cháy hàng` do nắng gắt
- Thịt, tôm, cá… hữu cơ Việt hút nhà đầu tư ngoại