Pháp: Biểu tình rầm rộ phản đối tăng tuổi nghỉ hưu, thủ tướng tuyên bố 'không thể thương lượng'
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne ngày 29/1 khẳng định kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 của chính phủ nước này là “không thể thương lượng”.
Tuyên bố trên càng khiến các đối thủ trong Quốc hội và Công đoàn tức giận, lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình và đình công rầm rộ trong tuần này.
Theo hãng tin AP, tăng tuổi hưởng lương hưu là một phần trong dự luật được coi là quyết sách hàng đầu trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Emmanuel Macron. Dự luật đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ công chúng, khi kể từ đầu tháng 1, hơn 1 triệu người tham gia tuần hành phản đối.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh France-Info phát sóng ngày 29/1, Thủ tướng Elisabeth Borne cho biết vấn đề tăng độ tuổi nghỉ hưu “không còn thể thương lượng được nữa”.
Nữ lãnh đạo cho biết việc nghỉ hưu ở tuổi 64 và kéo dài số năm cần thiết để được hưởng lương hưu đầy đủ “là thỏa hiệp mà chúng tôi đề xuất sau khi lắng nghe các tổ chức và công đoàn của người sử dụng lao động”.
Một đơn kiến nghị trực tuyến do công đoàn đứng đầu phản đối kế hoạch tăng độ tuổi nghỉ hưu đã chứng kiến sự gia tăng số lượng chữ ký mới sau những phát ngôn của Thủ tướng Borne. Theo các quan chức của các công đoàn FO và CFDT, tám công đoàn hàng đầu của Pháp đang thảo luận để đưa ra phản ứng chung đối với những lời tuyên bố của nữ chức trách.
Nghị sĩ Manuel Bompard thuộc France Unbowed đang dẫn đầu cuộc vận động chống lại cải cách của quốc hội kêu gọi số người “lớn nhất có thể” tham gia cuộc đình công sắp tới.
“Chúng ta phải xuống đường vào ngày 31/1”, ông nói trên kênh truyền hình BFM.
Theo lời giải thích của Thủ tướng Borne, chính phủ Pháp nhận thấy việc thay đổi độ tuổi nghỉ hưu là cần thiết để giữ cho hệ thống lương hưu có khả năng thanh toán khi tuổi thọ của Pháp tăng lên và tỷ lệ sinh giảm.
“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng vào năm 2030, chúng ta có một hệ thống cân bằng về tài chính”, Thủ tướng Borne nhấn mạnh.
Tuy nhiên, thay vì tăng độ tuổi nghỉ hưu, các công đoàn và các đảng cánh tả muốn các công ty lớn hoặc các gia đình giàu có hơn tham gia nhiều hơn để cân bằng ngân sách lương hưu.
Dự luật sẽ được đưa ra Ủy b an Quốc hội vào ngày 30/1, và được đưa ra tranh luận toàn diện tại Quốc hội vào ngày 6/2. Những người phản đối đã đệ trình 7.000 đề xuất sửa đổi, được cho là sẽ làm “nóng” và kéo dài cuộc tranh luận.
Tin liên quan
- BCĐ điều hành giá đặt mục tiêu kiểm soát CPI từ 3,3-3,9%
- Phó Chủ tịch Triều Tiên ấn tượng với nữ lãnh đạo hợp tác xã
- Thế giới nỗ lực cao độ để đánh bại virus Covid-19
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19
- Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 9/3: 109.838 ca nhiễm bệnh, 3.805 người chết
- Cập nhật 7h ngày 11/3: Số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu tăng nhanh, Italy vượt 10.000, Tổng thống Mỹ 'không có lý do' để xét nghiệm
- Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine kháng virus corona
- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch bệnh COVID-19 đang tăng tốc
- Báo Anh đánh giá cao mô hình chống Covid-19 của Việt Nam
- Báo Đức viết về chiến lược chống COVID-19 hiệu quả của Việt Nam