Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Điểm sáng trong phát triển nông thôn mới
Vượt khó hoàn thành mục tiêu nông thôn mới năm 2022
Nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn
Bắc Giang với huyện Lục Ngạn, được xem là thủ phủ trái cây của miền Bắc, không chỉ được biết đến với đặc sản vải thiều mà còn là vùng trọng điểm phát triển nhiều loại cây ăn quả như cam, bưởi, táo, ổi. Hiện Lục Ngạn có gần 28.000ha cây ăn quả các loại, là một trong những vùng trồng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc. Trong chu kỳ một năm, Lục Ngạn có 4 mùa hoa trái để đón khách du lịch tham quan, trải nghiệm; từ tháng 1 đến tháng 3 có cam V2 và táo, hoa mận, hoa cam, bưởi và vải; tháng 3 ngắm hoa và trải nghiệm quay mật ong; tháng 5, 6, 7 có vải; tháng 7, 8 có nhãn; tháng 9 đến tháng 12 có cam, bưởi, táo, ổi, chuối... Những mùa thu hoạch, du khách có thể trải nghiệm tận tay hái trái tại vườn. Cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa, Lục Ngạn có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như: hồ Cấm Sơn được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”; hồ Khuôn Thần thơ mộng, yên bình; hồ làng Thum, hồ Bầu Lầy ẩn mình trong các ngôi làng; suối Cặm, suối Đấy, suối Tà Cang hoang sơ, kỳ vĩ...

Hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Nguồn: ITN
Hợp tác xã (HTX) Rau sạch Yên Dũng, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng đã đầu tư gần 4 tỷ đồng xây dựng điểm du lịch trải nghiệm trong khu vực sản xuất nhằm chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao. Theo đó, HTX xây dựng các mô hình trải nghiệm, thực hành từ sản xuất, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cho du khách (đối tượng chính là học sinh). Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp, HTX đã phối hợp nông dân tổ chức các tour du lịch, tuyến du lịch cộng đồng có thể kể đến điểm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven tại xã Tuấn Lương.
Đến với điểm du lịch, du khách không chỉ được tham gia các công đoạn sản xuất, chế biến chè mà còn thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Lan như: gà đồi, xôi ngũ sắc, trứng kiến, nhộng ong... để khai thác đặc sản, đặc trưng của huyện Lục Ngạn, HTX Du lịch cộng đồng Đồng Dao, xã Quý Sơn (Lục Ngạn) xây dựng điểm du lịch sinh thái Đồng Dao - hồ Bầu Lầy.
Cần trợ lực để tiếp tục phát triển
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố được thiên nhiên ban tặng, việc phát triển du lịch cộng đồng cũng còn nhiều khó khăn. Đơn cử như cơ sở vật chất của Lục Ngạn còn quá nghèo nàn khi ít khách sạn mà chủ yếu là những nhà nghỉ. Hệ thống giao thông chưa thuận tiện khi đi vào các điểm du lịch như hồ Cấm Sơn, cũng không có chỗ nghỉ ngơi nên du khách chỉ kịp thưởng thức một bữa ăn trên đảo rồi trở về.
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cho rằng du lịch Bắc Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả kinh tế đóng góp cho xã hội còn thấp. Doanh nghiệp du lịch Bắc Giang cũng hoạt động với quy mô nhỏ, thiếu vốn, hạn chế về nhân lực; chưa khai thác được các sản phẩm tiêu biểu, hoạt động liên kết chuyển biến chậm.
Nhiều chuyên gia cho rằng phát triển du lịch nông nghiệp là phải tập trung phát triển sản phẩm. Cần định hướng cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm phù hợp; địa phương cũng cần quan tâm, quy hoạch lại sản phẩm, có kế hoạch truyền thông hợp lý, tận dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá. Bên cạnh đó, cần gắn kết địa phương với việc xây dựng sản phẩm, thông qua sản phẩm giới thiệu được văn hóa cộng đồng bản địa.
Bên cạnh đó cũng cần đầu tư mô hình lưu trú homestay tại các nhà vườn để kéo du khách ở lại lưu trú, khám phá lâu hơn; đẩy mạnh liên kết các nhà vườn để tạo thêm sản phẩm. Đặc biệt là cần có chiến lược phát triển sản phẩm, xác định sản phẩm đặc trưng trọng điểm; hướng đột phá vào thực địa, thực cảnh, bản địa hóa sản phẩm để phù hợp với phát triển xanh.
Để hỗ trợ các mô hình, tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh đăng ký, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ 11 mô hình du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Văn Luy cho biết: “Trong 11 mô hình, ngoài sản phẩm du lịch - sinh thái bản Ven được công nhận OCOP 3 sao, các mô hình khác vẫn đang trong quá trình xây dựng, tìm hướng phát triển. Ví như điểm du lịch cộng đồng, sinh thái Khe Rỗ, thôn Nà Ó, xã An Lạc (Sơn Động), dù có tiềm năng song chưa có sự liên kết với các công ty lữ hành”.
Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Cuối năm 2021, UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 - 2030. Theo đó, giai đoạn này, tỉnh sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ 35 điểm thuộc các mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng; ưu tiên xây dựng 2 mô hình du lịch cộng đồng thí điểm để nhân rộng gồm: điểm du lịch sinh thái Đồng Dao - hồ Bầu Lầy và HTX An Phú (thuyền bè trên nước) - thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn (cùng huyện Lục Ngạn).
Đây cũng chính là 2 trong số 11 mô hình được tỉnh lựa chọn, đề nghị Trung ương hỗ trợ. Qua đánh giá, hai điểm này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng với những nét đặc trưng riêng.
Văn Anh/ Theo đại biểu nhân dân
Tin liên quan
- Năm 2019 - Nỗ lực đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động
- DN, HTX là chủ thể áp dụng công nghệ tiến tiến chế biến nông sản và cơ giới hóa
- Kỳ vọng HTX kiểu mới
- Thủ tướng: Cần một cơ chế thông thoáng hơn cho khởi nghiệp sáng tạo
- Dấu ấn của một HTX non trẻ
- Phát triển du lịch nông thôn - giải pháp nâng cao giá trị sản xuất NN
- Tiếp sức sáng tạo cho ngành nông nghiệp
- Tiếp sức sáng tạo cho ngành nông nghiệp - Bài 3: Những nút thắt cần tháo gỡ
- Sức xuân vùng rau... trên đá
- Sóc Trăng ra mắt cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP