Người tiêu dùng vẫn phải mua hàng hóa với giá cao dù lạm phát giảm

Các công ty hàng đầu thế giới về sản xuất hàng tiêu dùng đã giảm bớt chi phí nguyên liệu thô và năng lượng, nhưng cần thêm thời gian để người tiêu dùng có thể mua hàng hóa với mức giá giảm đáng kể.
Người dân mua hàng hóa trong siêu thị tại Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá tăng với mọi loại hàng hóa, từ dầu hướng dương đến sữa và ngũ cốc, đã khiến ngành sản xuất hàng hóa đóng gói chịu tác động trong hai năm qua, buộc các công ty phải tăng giá và góp phần gây ra cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí ở nhiều nơi trên thế giới.
Lam phát giá cả tăng khi dịch bùng phát và nghiêm trọng hơn do xung đột tại Ukrainekhiến giá năng lượng tăng lên các mức cao kỷ lục trong năm ngoái. Tuy nhiên, giá năng lượng đã giảm và giá một số hàng hóa trên toàn cầu tăng với tốc độ chậm hơn.
Các công ty như Nestle, Reckitt Benckiser và Danone tiếp tục tăng mạnh giá hàng hóa của họ trong quý I/2023, dù giá nguyên liệu tăng chậm hơn.
Lạm phát giá hàng hóa đã giảm đáng kể trong năm nay, ở mức 5-9%, so với mức 18% trong năm ngoái. Hiện chưa rõ khi nào các công ty bắt đầu giảm giá bán.
Các công ty như Unilever hồi tháng 2/2023 cho biết lạm phát đã qua đỉnh. Tuy nhiên, một số công ty vẫn duy trì giá bán gần mức kỷ lục.
Tập đoàn sản xuất đồ uống Coca-Cola Co cho biết giá bán trung bình tăng 11% trong quý I/2023, trong khi mức tăng là 16% với đối thủ là PepsiCo Inc.
Nhiều công ty nhập trước nguyên liệu vào thời điểm giá tăng, do đó cần thời gian để có thể giảm giá bán./.
Theo Reuters


Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam

Giấy phép số: 175/GP-TTDT ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Cục Phát thanh truyền hình và TTĐT thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ghi rõ nguồn: "vca.org.vn" khi phát hành thông tin từ trang này.

Copyright 2013 vca.org.vn - Technology Supported by ECPVietnam