Loại cây trồng chủ lực trên đất Tổ đẻ búp tua tủa, nhà nông hái ra tiền
Không chỉ phù hợp với cây lương thực, rau màu và cây ăn quả, bón phân NPK-S Lâm Thao theo công thức khép kín còn phù hợp cho các loại cây trồng khác. Trong đó, mô hình trồng chè an toàn trên vùng đất đồi ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) đạt năng suất cao nhờ chăm sóc với phân bón Lâm Thao.
Với thế mạnh là một trong những địa phương có diện tích trồng chè và sản lượng chè đứng đầu cả nước, nhiều vùng chè Phú Thọ đang áp dụng mô hình chuỗi kiểm soát chè an toàn, trong đó có liên kết với doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón uy tín, đáp ứng theo tiêu chuẩn "sạch - an toàn". Một trong những đơn vị đang tham gia chuỗi liên kết là Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao – doanh nghiệp cung ứng phân bón theo mô hình khép kín cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và thu hoạch của cây chè.
Người dân xã Ngọc Đồng (huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ) thu hoạch chè an toàn bằng máy. Ảnh: Thanh Nga
Anh Đinh Đại Bảy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Đồng (Yên Lập) cho biết: Những năm qua, nông dân trong xã đã tận dụng tối đa diện tích đất đồi, đất vườn để trồng chè với quy mô lớn. Người dân đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế diện tích chè già cỗi bằng những giống chè cho năng suất cao, được thị trường ưa chuộng như LDP1, LDP2.
Hiện nay xã Ngọc Đồng có tổng diện tích trồng chè là 128ha, năng suất bình quân đạt 11 tấn/ha. Đặc biệt, tại xã Ngọc Đồng đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn, thu hút 10 hội viên tham gia.
Bên cạnh đó, Tổ hợp tác còn được tham gia các lớp tập huấn quy trình chăm sóc, chế biến chè an toàn; được hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây chè theo mô hình bón phân khép kín. Theo đó, phân bón được sử dụng cho cây chè bao gồm: NPK-S*M1 Lâm Thao 5-10-3+8S cho giai đoạn bón lót và bón phục hồi; NPK-S*M1 Lâm Thao 12-5-10+14S hoặc NPK-S*M1 Lâm Thao 10-5-5+9S được bón thúc sau mỗi lứa hái.
Theo chị Hoàng Nữ Quyên - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Lập, huyện đã xác định chè là cây trọng điểm trong phát triển kinh tế của địa phương cùng với cây lúa. Để cây chè thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện đang khuyến khích và đẩy mạnh việc xây dựng các vùng trồng chè an toàn theo tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu cho chè Yên Lập.
Bên cạnh đó, huyện còn chủ động phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ và Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân mua phân bón chậm trả. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, huyện đã tiếp nhận 1.200 tấn phân bón chậm trả để cung ứng cho bà con nông dân sản xuất kịp thời vụ.
Tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích chè toàn tỉnh đạt khoảng 15,7 nghìn ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 125 tạ/ha. Ảnh: phuthogov
Đưa chúng tôi thăm đồi chè xanh ngút, búp đâm tua tủa của mình, ông Cao Ngọc Tuấn ở xã Ngọc Đồng cho biết, thời điểm này khi các loại cây trồng khác đang trong thời kỳ chăm sóc thì người trồng chè "hái ra tiền" liên tục.
"Cũng như nhiều hộ dân trên địa bàn xã, chúng tôi được đầu tư đưa giống mới và hướng dẫn kỹ thuật như chăm sóc, bón phân khép kín. Toàn bộ diện tích trên 1ha chè của gia đình sử dụng phân bón Lâm Thao đều sinh trưởng phát triển khỏe, búp chè lên đều, tăng mật độ búp non, búp mập, giảm tỷ lệ búp mù xoè, lá xanh sáng bóng.
So với các năm trước chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm nay giá chè búp tươi tăng cao hơn nhiều. Từ đầu năm 2022 tới nay, gia đình tôi đã thu được 5 lứa với khoảng 22 tấn chè búp tươi, sau khi trừ hết chi phí, lãi trên70 triệu đồng", ông Tuấn phấn khởi nói.
Ông Tuấn bày tỏ nguyện vọng: "Tôi rất mong sau này tiếp tục được tiếp cận nguồn phân bón của Supe Lâm Thao để sử dụng không chỉ cho đồi chè mà còn cho các cây trồng khác nữa". Về nội dung này, ông Phạm Đức Thành - Trưởng phòng Kinh Doanh của Supe Lâm Thao cho biết, Công ty sẽ tiếp tục có những chương trình hỗ trợ phân bón chậm trả thông qua Hội Nông dân để giúp bà con thêm nhiều cơ hội hơn nữa làm giàu trên chính mảnh đất quê mình.
Theo kế hoạch phát triển chè trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2022 - 2025, UBND tỉnh yêu cầu cơ quan chuyên môn và các địa phương tập trung chỉ đạo, đổi mới tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đổi mới các hình thức, phương thức tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng… cây chè.
Phấn đấu đến năm 2025, diện tích chè toàn tỉnh Phú Thọ đạt khoảng 15,7 nghìn ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt 125 tạ/ha, sản lượng đạt 195 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2021.
Theo Danviet.vn
Tin liên quan
- VCA hỗ trợ cho HTX Cây ăn quả Sơn Bình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị
- Hợp tác với Vineco, hơn 800 hộ tham gia chuỗi sản xuất nông sản sạch
- Dự kiến danh sách các HTX DN tham gia xây dựng mô hình gắn với chuỗi giá trị năm 2018
- Quyết định số 119 QĐ LMHTXVN về thành viên các tổ công tác xây dựng mô hình HTX ngày 22-02-2018
- Quy trình XDMH HTX, liên hiệp htx phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị
- Ra quân xây dựng HTX gắn với chuỗi ở Thái Nguyên
- Xây dựng HTX kiểu mới: Gắn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
- VCA: Ra quân triển khai xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị tại Phú Thọ
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ HTX phát triển
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc tại Thái Nguyên về xây dựng HTX gắn với chuỗi giá trị