Thúc đẩy đưa doanh nghiệp lên môi trường số qua nền tảng số Việt Nam
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến đầu tháng 5/2022, Việt Nam có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 tỉnh, thành ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 tỉnh, thành đã ban hành chương trình, đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm. Chuyển đổi số ở nhiều tỉnh thành đã đem lại những thành quả bước đầu.

Trao đổi tại hội thảo chuyên đề “Lãnh đạo địa phương hợp lực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số” mới đây, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp cho người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Song song đó, Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là ngày Chuyển đổi số quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Để thực hiện chương trình chuyển đổi số, theo lãnh đạo Cục Tin học hóa cho rằng, các bộ ngành, địa phương thực hiện 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022, trong đó có các việc tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số; Xây dựng và ban hành kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm và kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số; thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội...
Từ kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 40 tỉnh thành thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng, muốn chuyển đổi số thành công cần hội đủ hai điều kiện: Trước tiên là cam kết của lãnh đạo và tiếp theo là bố trí ngân sách.
Hiện FPT đang cùng các tỉnh, thành triển khai bốn nhiệm vụ trọng yếu thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và thành phố thông minh hướng đến mục tiêu cuối cùng là đem lại một hiệu ứng rõ ràng về tăng trưởng GRDP, tăng trưởng các chỉ số cải cách hành chính, cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Ông Trương Gia Bình cũng cho, chuyển đổi số là cơ hội nhưng cũng mang nhiều thách thức. Báo cáo gần nhất của World Bank về chuyển đổi số tại Việt Nam, hành trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang sở hữu một thuận lợi cơ bản, đồng thời là thách thức lớn. Đó là mô hình phân cấp cụ thể, theo đó 63 tỉnh thành đang phụ trách phần lớn việc quyết định và thực thi chuyển đổi số.
“Còn khi chúng ta có một hệ thống, tạo được niềm tin thì người sử dụng giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tồn tại của các hệ thống, vào hiệu quả chuyển đổi số”, ông Nguyễn Quang Thành nhận định.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Thanh Bình Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, chuyển đổi số là quá trình thay đổi nhận thức, do đó người đóng vai trò quan trọng nhất là lãnh đạo, lãnh đạo chính là người đặt ra chủ trương, dẫn dắt, người quyết định những giải pháp cụ thể, thậm chí là tìm kiếm nguồn lực để triển khai. Khi chuyển đổi số đã định hình thì vai trò quan trọng hơn cả là cộng đồng thụ hưởng.
Tin liên quan
- Cấp bách tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã
- Thủ tướng: Không nhất thiết phải đánh đổi giữa chất lượng và tốc độ tăng trưởng
- Con đường lúa gạo miệt Ngàn
- Agribank hỗ trợ tích cực cho hợp tác xã tăng trưởng bền vững
- Khi “3 nhà” cùng liên kết
- Lâm Đồng trồng giống bí Nhật mini lạ mắt
- Sức sống mới sau sáu nhập
- Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp: Ưu tiên các sản phẩm lợi thế
- Siêu thị Co.opmart đẩy mạnh dịch vụ đi chợ qua zalo điện thoại
- Hải Dương mở rộng vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn quốc tế