Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2020
Về sản xuất kinh doanh: Lĩnh vực trồng trọt: Tổng diện tích vụ mùa và Đông Xuân gieo trồng 352.447 ha, giảm 722 ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân 6,93 tấn/ha; tổng sản lượng 2.444.116 tấn, đạt 56,91% kế hoạch, tăng 5,88% so cùng kỳ, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 97,38% diện tích. Vụ Hè Thu gieo trồng được 248.131 ha, đạt 87,6% kế hoạch, tăng 0,52% so cùng kỳ. Rau màu xuống giống 6.224 ha, đạt 65,52% kế hoạch, tăng 90.53% so với cùng kỳ. Lâm nghiệp: Phát động nhân dân trồng cây phân tán, giao khoán bảo vệ rừng được 9.308 ha, đạt 93,45% kế hoạch và tăng 8,29% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 41 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại 614,82 ha, tăng hơn 39 vụ cháy và thiệt hại hơn 566,67 ha so với cùng kỳ.
Về thủy sản: Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 6 tháng ước đạt 403.058 tấn, đạt 53,39% kế hoạch, tăng 1,25% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng khai thác đạt 290.127 tấn, đạt 58,6% kế hoạch và giảm 3,19% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt 112.931 tấn, đạt 43,44% so kế hoạch và tăng 14,75% so cùng kỳ (trong đó tôm nuôi nước lợ ước 46.333 tấn, đạt 54,5% kế hoạch, tăng 19,52% so cùng kỳ).
Về xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đã công nhận thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến nay toàn tỉnh đạt 78/117 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân toàn tỉnh ước đạt 16,86 tiêu chí/xã.
Về thương mại- dịch vụ: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khu vực này bị tác động mạnh, giá trị sụt giảm sâu so với cùng kỳ; lần đầu tiên trong rất nhiều năm, khu vực này bị mức tăng trưởng âm. Vì vậy, mặc dù có mức tăng trở lại từ tháng 5, 6, nhưng tính chung 6 tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 50.520 tỷ đồng, đạt 41,5% kế hoạch, mức tăng nhẹ 0,28% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 350,05 triệu USD, đạt 44,88% kế hoạch, tăng 18,03% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 80 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 78% so cùng kỳ năm trước.
Về du lịch: Doanh thu từ khu vực này đạt khoảng 3.643 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch năm và giảm 31,8% so cùng kỳ; đón 1.949.970 lượt khách, đạt 20,9% kế hoạch, giảm 56,4% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 153.330 lượt, đạt 20,4% kế hoạch, giảm 63,1% so cùng kỳ năm trước.
Về giao thông vận tải: Do ảnh hưởng của dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội, vận chuyển và luân chuyển hành khách, hàng háo đều giảm. Khối lượng vận chuyển hành khách đạt 31.976 nghìn hành khách, giảm 26,1% và luân chuyển hành khách ước 2.250 triệu hành khách.km, giảm 28,36% so cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước 5.542 nghìn tấn, giảm 40,53%, luân chuyển hàng hóa ước 768.352 triệu tấn.km, giảm 8,55% so cùng kỳ. Xây dựng giao thông nông thôn ước thực hiện 203,4 km, đạt 53,24% so với kế hoạch, nâng tổng số km đường giao thông nông thôn được cứng hóa là 6.180,89/7.084 km, nâng tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tôn hóa đường giao thông nông thôn lên 87,25%.
Về đầu tư công: Tính đến ngày 31/5/2020, thực hiện khối lượng giá trị hoàn thành là 1.371.616 triệu đồng, đạt 22,45% kế hoạch; giá trị giải ngân là 1.121.153 triệu đồng, đạt 18,35% kế hoạch, thấp hơn 5,02% so cùng kỳ 2019.Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp: Đã cấp mới quyết định chủ đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư 30 dự án, quy mô 578,06 ha, tổng vốn 19.830,7 tỷ đồng, trong đó Phú Quốc chiếm 88,79% nguồn vốn; thu hồi 6 dự án, quy mô 212,04 ha, tổng vốn 286,9 tỷ đồng. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 747 dự án, quy mô 34.273,09 ha, vốn đầu tư 475.361,47 tỷ đồng.
Theo công bố của VCCI, năm 2019 chỉ số CPI của tỉnh được 64,99 điểm, xếp hạng 35/63 tỉnh thành (nhóm khá), giảm 4 bậc so với năm 2018 (năm 2018 xếp thứ 31(nhóm khá), với số điểm là 63,65) và đứng thứ 7/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, sau Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang.
Về phát triển kinh tế tập thể: Nhìn chung, các hợp tác xã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh; phát huy thế mạnh, liên kết, hợp tác với nhau, với các doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường cung ứng đầu vào, đầu ra phục vụ cho sản xuất; tham gia đóng góp các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương… Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nên hoạt động của hợp tác xã giao thông vận tải gặp khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm đã phát triển mới 6 hợp tác xã, gồm 321 thành viên, vốn điều lệ 1.093 triệu đồng. Hiện nay toàn tỉnh có 450 hợp tác xã, với 52.621 thành viên, vốn điều lệ là 239.585 triệu đồng.
Tài chính ngân hàng: tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 6.570 tỷ đồng, đạt 58,49% dự toán, tăng 16,53% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước 5.982,6 tỷ đồng, đạt 36,3% so dự toán, tăng 3,39% so cùng kỳ; trong đó chi đầu tư phát triển 1.845,975 tỷ đồng, đạt 30,22% dự toán và tăng 10,11% so với cùng kỳ. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biển phức tạp nhưng với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cả hệ thống chính trị trong tỉnh, nên tốc độ phát triển của tỉnh đạt 3,03%; đây là sự nỗ lực rất lớn trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, so với một số trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tỉnh ta đạt khá. Trong đó khu vực I phát triển tốt, góp phần cho tăng trưởng chung của tỉnh.
Theo Trần Thanh Dũng/ Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang
Tin liên quan
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An thực sự phải là nòng cốt để phát triển kinh tế tập thể
- Nâng cao năng lực vận hành thương mại điện tử cho các hợp tác xã
- VCA hỗ trợ HTX Muối Tuyết Diêm giữ nghề truyền thống, phát triển bền vững theo chuỗi giá trị
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với HTX Tân Bình, Đồng Tháp
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với Hội quán tại Đồng Tháp
- Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp về tình hình KTHT, HTX
- Kinh tế hợp tác Hải Phòng: Một năm nhìn lại!
- Cụm Tây Bắc tổng kết tình hình KTHT, HTX và hoạt động Liên minh HTX 7 tỉnh
- Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thôn An Lợi ở Quảng Trị
- Ninh Bình: Các cấp ngành vào cuộc phát triển HTX