Đắk Lắk:
Thiết lập, quản lý mã vùng trồng và cơ sở đóng gói sản xuất sầu riêng phục vụ cho xuất khẩu
Ngày 14-16/10/2022, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk tổ chức tập huấn về “Thiết lập, quản lý mã vùng trồng và cơ sở đóng gói sản xuất sầu riêng phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc” cho hơn 50 HTX đang trồng và chế biến, đóng gói sầu riêng.
Tham dự chỉ đạo và phổ biến kiến thức có Ông Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk, Ông Lê Nhật Thành, GĐ Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 1, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Ông Lê Tuấn An Viện trường, Viện KHCN và Môi trường, Liên minh HTX Việt Nam.
Ông Huỳnh Bài, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk chia sẻ với lớp tập huấn
Đợt đánh giá vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đầu tiên của Hải quan Trung quốc vào tháng 8.2022 mới chấp nhận cho hơn 51 vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Như vậy, để đảm bảo các vùng diện tích sầu riêng của các HTX đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, các HTX cần khẩn trương thực hiện xây dựng quy trình sản xuất và đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói với cơ quan quản lý của Việt Nam và Hải quan Trung Quốc.
Ông Lê Nhật Thành, GĐ Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 1, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT chia sẻ với lớp tập huấn
Các chuyên gia của Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 1 đã giới thiệu Nghị định thư giữa CP Việt nam và Trung quốc về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Bên cạnh đó tập huấn Về Tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; Tiêu chuẩn cơ sở 775:2020/BVTV Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói; Quy định chung về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; Quy trình thực hiện cấp mã số; Thiết lập và quản lý mã vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu Trung quốc và một số quy định quản lý vùng trồng của Việt Nam.
Buổi tập huấn diễn ra chất lượng, hiểu quả cao. Các HTX đã trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về kỹ thuật sản xuất để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của các nước nhập khẩu nói chung và trung quốc nói riêng. Các HTX đã rất phấn khời với những thông tin quý báu mà các chuyên gia cũng cấp và đề nghị Liên minh HTX tỉnh và Liên minh HTX VIệt Nam cần tăng cường hỗ trợ tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi thông tin về những vấn đề kỹ thuật sản xuất, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các quy định, rào cản ký thuật của các nước nhập khẩu đối với sản phẩm của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Lớp tập huấn được các cán bộ, thành viên HTX đánh giá có nhiều nội dung bổ ích, quan trọng trong việc sản xuất và xuất khẩu thời gian tới
Thường trực Liên minh HTX VN cũng đã chỉ đạo Viện KHCN và MT chủ trì xây dựng phương án xúc tiến phối hợp với Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư kinh tế hợp tác thuộc Liên Minh HTX Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết cấp quốc gia để triển khai các hoạt động liên kết đầu tư sản xuất, dịch vụ hỗ trợ thiết lập và đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Viện cũng đã tư vấn một số dịch vụ KHCN về phần mềm truy suất nguồn gốc hoptacxa.vn, các quy trình sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, ISO 22000, HACCP .. cho các HTX trên cả nước.
Quang Trung
Tin liên quan
- Ưu tiên tiêm vaccin cho thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ hợp tác tham gia chuỗi cung ứng thiết yếu
- Kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, THT bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
- Nhanh chóng triển khai thực hiện Chương trình kết nối cung – cầu, tiêu thụ hàng hoá.
- Sơ đồ quy trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
- Hợp tác xã ngành chế biến nông sản nỗ lực bao tiêu nông sản cho nông dân
- Đã kết nối được gần 500 hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia
- Kết nối sản phẩm HTX vào chuỗi siêu thị Saigon Co.op
- Tất cả hệ thống liên minh HTX phải vào cuộc với nhiệm vụ chăm lo cho các thành viên
- Cùng các hợp tác xã, tổ hợp tác đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử
- Bắc Giang: Kết nối đưa sản phẩm OCOP lên trang thương mại điện tử