Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp
Trong thời gian qua, nhiều ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ cao đang được nông dân trên địa bàn tỉnh vĩnh Phúc áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ cao đã giúp người dân trên địa bàn giải quyết được những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ ứng dụng phần mềm VietGAP điện tử trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh mà giờ đây hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX Rau an toàn Vân Hội Xanh, xã Vân Hội (Tam Dương) trở nên khoa học, thuận lợi hơn trước.
Nếu như trước đây bà con phải xuống trực tiếp thì mới có thể kiểm tra được nhật ký ghi chép của các thành viên, thì nay, chỉ cần truy cập vào phần mềm là mọi thông tin, công việc của họ đều được hiển thị rất rõ ràng, cụ thể.
Hơn nữa, phần mềm VietGAP điện tử còn giúp bà con nắm bắt được sản phẩm nào sắp tới kỳ thu hoạch, diện tích và dự kiến sản lượng để chủ động phân phối đầu ra cũng như xây dựng kế hoạch sản xuất vụ tiếp theo.
Phần mềm VietGAP điện tử còn giúp thành viên nắm được quy trình trồng của các loại cây và kế hoạch sản xuất của HTX; việc ghi chép nhật ký sản xuất cũng rất nhanh chóng, tiện lợi.
Đặc biệt, nông dân không cần phải nhớ nhật ký mà có thể tra cứu, tìm kiếm, xem lại thông tin mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, phần mềm còn nhắc nhở bà con về quy trình gieo trồng, chăm sóc của từng loại cây để chủ động hơn trong sản xuất; giúp hạch toán chi phí đầu vào, doanh thu và lợi nhuận thu được của từng thửa ruộng.
Được biết, từ khi có phần mềm này bà con không còn phải lo ghi chép nhật ký sản xuất bằng tay, mất thời gian, bởi chỉ cần tra cứu là tất cả quy trình sản xuất, tiêu thụ đều được hiển thị.
Không chỉ vậy, chỉ cần mở phần mềm là bà con biết ngay được những công việc đã làm, việc chưa làm để chủ động hơn trong từng khâu sản xuất, ứng dụng tiến bộ KHKT.
Không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho cả HTX và thành viên, phần mềm VietGAP điện tử còn giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Bởi, thông qua mã QR phần mềm cấp cho từng loại sản phẩm sau khi thu hoạch, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất được nguồn gốc và nắm được toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Việc ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ cao giúp giải quyết được những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, ngành Nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao trên thị trường, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 3,4 - 4%/năm thì việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối đang là mục tiêu mà tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới.
Theo Công luận
Tin liên quan
- NN Tây Nguyên: Chuẩn bị 1.500ha hoa phục vụ Tết
- Xử lý dứt điểm hợp tác xã nông nghiệp yếu kém đã ngừng hoạt động lâu ngày
- Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp
- Hơn 2,1 triệu hộ dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi
- Năm 2019 sẽ có trên 11.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả
- Đào tạo kỹ sư nông nghiệp thời 4.0: Khó khăn và thách thức
- Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 2019
- Ba thách thức của ngành nông nghiệp
- Nhân tố tích cực xây dựng nông thôn mới
- Học người Nhật làm nông nghiệp bền vững