Chợ trên cánh đồng lúa, nét mới của hợp tác xã tại Đồng Tháp
Theo Ban Quản trị HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thắng Lợi, việc khởi xướng chợ đồng quê không chỉ tăng thêm thu nhập cho xã viên và cốt lõi là giúp các thành viên HTX có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh.

“Em cảm thấy rất vui và phấn khởi, xã phát triển, mở phiên chợ quê được giao lưu học hỏi gắn kết tình làng nghĩa xóm, giao lưu học hỏi những cái mới lạ hơn”, chị Nguyễn Thị Kiều Tiên, ngụ ấp 5 xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia chợ đồng quê phấn khởi nói.

Chị Hồ Thị Phước Hoàng, ấp 5 xã Mỹ Đông chia sẻ, vào HTX các thành viên được tiếp cận những cách làm mới, suy nghĩ mới, nên thành viên HTX đã mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất truyền thống, bắt kịp xu thế thị trường, tận dụng tối đa lợi thế để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của các thành viên trong HTX.

Được thành lập trên 20 năm, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thắng Lợi đang tổ chức sản xuất 5 loại dịch vụ là tưới tiêu, cày xới; liên kết sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa; sản xuất nước đóng bình đóng chai. Hiện nay, gần 100% diện tích của HTX được sản xuất theo chuẩn SRP (Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn giảm thiểu tác động đến môi trường và đảm bảo sinh kế cho người nông dân phát triển nông nghiệp bền vững) và liên kết tiêu thụ bền vững với các Công ty trong bao tiêu sản phẩm nông sản.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thắng Lợi, xã Mỹ Đông, chợ quê là bước đi khởi đầu để HTX tập trung vào sản xuất nông nghiệp sinh thái, bền vững theo hướng hữu cơ. Trong thời gian tới, HTX sẽ tiếp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, hướng đến mục tiêu từng bước khai thác hết tiềm năng, lợi thế để đem lại giá trị gia tăng cho các thành viên trong HTX.

“Chợ quê chỉ là một dịch vụ quan trọng, vận động bà con làm theo hướng hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Thứ 2 là hướng tới lúa cá, lúa vịt, giá trị gia tăng, quan trọng nhất với thị trường. HTX tới đây cũng có kế hoạch làm đa dịch vụ như làm nhà máy lau bóng gạo, chà lúa gạo an toàn để đóng gói xuất khẩu”, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Hiện nay, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thắng Lợi đang tham gia đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” và HTX cũng đang tiên phong sản xuất lúa theo mô hình “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo để thích ứng với Biến đổi khí hậu và Phát triển Bền vững ở đồng bằng sông cửu long (TRVC)”. Chính việc tham gia vào quy trình canh tác bền vững gắn liên kết với doanh nghiệp đã giúp cho các thành viên trong HTX tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, từng bước xây dựng nền nông nghiệp bền vững, trách nhiệm và đồng hành cùng với chính quyền địa phương thực hiện các cam kết giảm phát thải trong nông nghiệp.
Tin liên quan
- Công bố Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam và Doanh nghiệp Việt Nam 2020
- HTX nông nghiệp sông Đà (Phú Thọ): Thu nhập hơn 800 triệu đồng mỗi năm từ trồng măng tây
- Kinh tế hợp tác, HTX đóng góp quan trọng trong phát triển KT - XH đất nước
- Mô hình HTX chăn nuôi tập trung cho hiệu quả kinh tế cao
- HTX Bảo hiệu: Giám đốc trẻ đưa cả làng ăn nên làm ra nhờ loài cây dại
- Đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng giá trị
- Mai Linh ra mắt mô hình HTX taxi truyền thống kết hợp công nghệ
- Khẩn trương xây dựng bộ dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể, hợp tác xã
- Quảng Bình: Thí điểm đưa cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp đại học - cao đẳng về làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp
- Hợp tác xã... gom rác trên biển