Người Bahnar ở Ayun liên kết sản xuất lúa nước theo hướng VietGAP
Cánh đồng trạm bơm Plei Bông (xã Ayun) rộng khoảng 41 ha, là nơi canh tác lúa nước của nhiều hộ đồng bào Bahnar từ lâu. Bà con phần lớn sản xuất theo phương thức truyền thống, ít đầu tư chăm sóc và thường dùng những giống lúa cũ nên năng suất không cao.
Ông Kơm (Plei Pông, xã Ayun) cho biết: “Nhà mình có 6 sào lúa nước 2 vụ. Mọi năm, nếu thời tiết thuận lợi gia đình cũng thu được 5,5 tạ lúa/sào. Lần đầu tiên tham gia sản xuất lúa nước cùng một giống HT1 nên bà con rất phấn khởi bởi được đầu tư giống, phân bón các loại, cán bộ kỹ thuật giám sát và hướng dẫn quy trình chăm sóc, bón phân. Đặc biệt, sản phẩm làm ra được HTX Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến cam kết bao tiêu nên bà con rất yên tâm”.
Còn ông Hyưng (cùng làng) chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 sào lúa nước tham gia dự án. Cây lúa được canh tác theo phương pháp mới từ lúc làm đất, bón lót vôi, ủ giống đến sử dụng các loại phân theo từng giai đoạn sinh trưởng nên phát triển tốt, hiện đang bắt đầu giai đoạn làm đòng. Tôi hy vọng năng suất lúa HT1 sẽ cao hơn so với các giống cũ. Mừng nhất là không lo đầu ra của hạt lúa vì HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ cho bà con”.
Triển vọng mô hình
Diện tích lúa nước 2 vụ tại xã Ayun không nhiều, chỉ trên 200 ha mỗi năm nhưng địa phương này vẫn được xem là một trong những vựa lúa của huyện Mang Yang. Vì vậy, sự đầu tư từ Dự án phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP có sự liên kết giữa người dân và HTX đang mở ra cơ hội mới trong xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Ayun thời gian tới.
Ông Bùi Ngọc Thúc-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến-cho hay: “Ngoài hơn 35 ha đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con với mức giá ban đầu là 6.000 đồng/kg, HTX còn đầu tư thêm 6 ha liền vùng, liền thửa sử dụng cùng giống lúa HT1 sản xuất theo quy trình VietGAP. Trong thời gian tới, HTX đầu tư sân phơi, lò sấy và làm các dịch vụ khác phục vụ bà con sản xuất. Bước đầu, HTX nhận được sự hỗ trợ của huyện trong việc liên kết sản xuất lúa. Đây là tiền đề quan trọng để HTX tiếp tục liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa cho nông dân xã Ayun”.
Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Lắm-Chủ tịch UBND xã Ayun-cho biết thêm: Đây là mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị được người dân ủng hộ tích cực. Nếu thành công trong vụ Đông Xuân 2019-2020, xã sẽ nhân rộng mô hình ở một số cánh đồng khác trên cơ sở liên kết sản xuất tiêu thụ lúa theo hướng bền vững.
Theo NGUYỄN DIỆP/Báo Gia Lai
Tin liên quan
- Những thách thức của nông dân Quảng Trị trong thực hiện công nghệ 4.0
- Bạc Liêu: Thành lập các HTX nuôi tôm công nghệ cao
- Nhân rộng mô hình hợp tác xã 4.0
- Vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển của khu vực KTHT, HTX
- Các HTX Dược liệu tham gia hội nghị hợp tác chuyển giao công nghệ y dược cổ truyền Việt Nam, Trung Quốc
- Hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc và sàn giao dịch điện tử hỗ trợ xuất khẩu nông sản cho các HTX
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC ở Sơn La: Đổi mới tư duy, đẩy mạnh liên kết
- HTX dịch vụ và sản xuất rau an toàn Tùng An (Thanh Hóa): Tiên phong trong triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao
- Người Bahnar ở Ayun liên kết sản xuất lúa nước theo hướng VietGAP
- Máy sục khí Venturi cải tiến